Quyền được khai sinh của trẻ em

Quyền được khai sinh của trẻ em được xác định như thế nào?

Một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em là quyền được khai sinh bởi vì quyền được khai sinh là cơ sở điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản khác của trẻ em như quyền có họ, tên, có quốc tịch, có bản sắc riêng, quyền được biết cha mẹ mình là ai…Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một chủ thể độc lập, một công dân bình đẳng với mọi công dân khác. Chính vì vậy, Điều 7 Công ước về quyền trẻ em đã khẳng định rằng: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”.
    Phù hợp với quy định của Công ước, tại Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh. Theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và nay là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì:
    - Việc đăng ký khai sinh của trẻ em được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai sinh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào