Điều kiện như thế nào đối với những người trực tiếp tham gia công việc đường sắt?

An toàn giao thông đường sắt phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Vậy Luật Đường sắt quy định điều kiện như thế nào đối với những người trực tiếp tham gia công việc đường sắt?

Căn cứ Điều 46 Luật Đường sắt về điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định như sau:

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:

a) Trưởng tàu;

b) Lái tàu, phụ lái tàu;

c) Nhân viên điều độ chạy tàu;

d) Trực ban chạy tàu ga;

đ) Trưởng dồn;

e) Nhân viên gác ghi;

g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;

h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;

i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung.

2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 1 Điều này khi làm việc phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhận cấp;

b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;

c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.

3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy trình, quy phạm;

b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;

c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng tại Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 17/12/2010 và quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị tại Thông tư số 05/2015/TT-BGTVT ngày 30/3/2015.

          Trả lời: Căn cứ Điều 46 Luật Đường sắt về điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định như sau:

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:

a) Trưởng tàu;

b) Lái tàu, phụ lái tàu;

c) Nhân viên điều độ chạy tàu;

d) Trực ban chạy tàu ga;

đ) Trưởng dồn;

e) Nhân viên gác ghi;

g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;

h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;

i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung.

2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 1 Điều này khi làm việc phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhận cấp;

b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;

c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.

3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy trình, quy phạm;

b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;

c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng tại Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 17/12/2010 và quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị tại Thông tư số 05/2015/TT-BGTVT ngày 30/3/2015.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào