Bộ LĐTBXH trả lời về chính sách tiền lương đối với nhà giáo

Chính sách tiền lương đối với nhà giáo như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri tỉnh An Giang như sau:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì “mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội”, theo đó mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội.

Về chính sách tiền lương đối với nhà giáo, theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, thì từ ngày 1/5/2011, thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; và phụ cấp thâm niên được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy, sẽ có sự chênh lệch về mức lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm tháng 5/2011.

Để đảm bảo quyền lợi cho các nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, ngày 30/8/2013, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg, theo đó các nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp bằng tiền được xác định dựa trên mức lương hưu đang hưởng và tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành trong các cơ sở giáo dục công lập đã được tính hưởng chế độ hưu trí.

Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ

Nhà giáo
Hỏi đáp mới nhất về Nhà giáo
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách tiền lương đối với giáo viên theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất hiệu trưởng, hiệu phó được nghỉ 8 tuần/năm như giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Hỏi đáp Pháp luật
05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được đưa vào Chương trình xây dựng luật 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình chọn nhà giáo tiêu biểu năm 2023: Mỗi đơn vị không gửi quá 20 bộ hồ sơ?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc học thêm ở nhà cô giáo chủ nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Không phải nhà giáo có được hưởng trợ cấp lần đầu tại xã đặc biệt khó khăn?
Hỏi đáp pháp luật
Nhà giáo công tác ở vùng ĐBKK được nghỉ phép 16 ngày/năm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà giáo
Thư Viện Pháp Luật
275 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào