Từ ngày 01/01/2025, khi tham gia giao thông, tài xế bắt buộc phải bật đèn và không được sử dụng còi trong một số khung giờ?
Từ ngày 01/01/2025, khi tham gia giao thông, tài xế bắt buộc phải bật đèn và không được sử dụng còi trong một số khung giờ?
Theo đó, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về việc sử dụng đèn và tín hiệu còi bằng hai điều luật riêng biệt.
Đối với với việc sử dụng đèn thì đã được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18h hôm trước đến 6h ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
Phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp: Khi gặp người đi bộ qua đường; khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động; khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói; khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Đồng thời, đối với việc sử dụng tín hiệu còi cũng được quy định tại Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người điều khiển xe không được sử dụng còi khi điều khiển xe tham gia giao thông trong khung giờ từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ xe ưu tiên).
Chỉ được dùng còi trong các trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông; báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
Lưu ý: không sử dụng còi liên tục; cấm sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định.
Từ ngày 01/01/2025, khi tham gia giao thông, tài xế bắt buộc phải bật đèn và không được sử dụng còi trong một số khung giờ? (Hình từ Internet)
Khi tham gia giao thông ai là người phải có trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm?
Đầu tiên, tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
Đồng thời, tại Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
Điều 19. Phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
3. Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.
Từ những quy định trên, có thể thấy người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người tham gia giao thông.
Theo đó, khi phát hiện ra hành vi vi phạm của người tham gia giao thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì Cảnh sát giao thông tiến hành dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm.
Nếu người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó.
Nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị Cảnh sát giao thông.
Như vậy, khi đang tham gia giao thông, nhưng bị Cảnh sát giao thông dừng xe thì trước khi xử phạt, Cảnh sát giao thông phải có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp Cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện ra hành vi vi phạm.
Chống đối Cảnh sát khi tham gia giao thông có bị đi tù hay không?
Chống đối Cảnh sát giao thông là một trong những hành vi chống người thi hành công vụ. Trong đó, tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ cụ thể như sau:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, theo quy định trên người chống đối cảnh sát giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống đối người thi hành công vụ với mức phạt lên đến 07 năm tù.
Trong đó, người chống đối cảnh sát giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ khi thực hiện một trong các hành vi:
- Dùng vũ lực chống đối Cảnh sát giao thông: Hành vi này được thể hiện qua việc dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp đến Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ như đấm, đá, chém,…
- Đe dọa dùng vũ lực với Cảnh sát giao thông bằng cách dùng lời nói, cử chỉ đe dọa, uy hiếp khiến cảnh sát giao thông phải chấm dứt việc thi hành công vụ. Trong đó, sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ trở thành hiện thực.
- Các hành vi chống đối khác như: bôi nhọ, vu khống, đe dọa sẽ cung cấp thông tin bất lợi cho người thi hành công vụ,…
Nặng hơn, nếu chống đối cảnh sát giao thông bằng cách cố ý dùng vũ lực và gây thương tích cho bị hại thì người thực hiện vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?