Đề xuất bổ sung thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế là hành vi nào?
Đề xuất bổ sung thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế là hành vi nào?
Bộ Y tế đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. (Dự thảo 2 ngày 12/8/2024)
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (Dự thảo 2 ngày 12/8/2024) sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế
[...]
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế; lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.”.
[...]
Như vậy, đề xuất bổ sung thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế; lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, ngoài 06 hành vi bị nghiêm cấm về bảo hiểm y tế sau:
- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Đề xuất bổ sung thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế là hành vi nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng có những ai?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
[....]
Theo đó, đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:
- Người lao động làm việc theo các loại hợp đồng như sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 1 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (Dự thảo 2 ngày 12/8/2024) sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 đề xuất nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động;
Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã có hưởng tiền lương; Cán bộ, công chức, viên chức;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật;
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”;
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?