Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024?
Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định về thể thức văn bản của công đoàn như sau:
[1] Thể thức văn bản của công đoàn là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
[2] Các thành phần thể thức chính (theo Điều 17 Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn áp dụng đối với các cấp công đoàn trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024)
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan ban hành văn bản và tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan ban hành văn bản.
- Nơi nhận văn bản.
[3] Các thành phần thể thức bổ sung : Ngoài các thành phần thể thức tại [2], văn bản có thể bổ sung các thành phần khác: (theo Điều 18 Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn áp dụng đối với các cấp công đoàn trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024)
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan, đơn vị; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại, số fax.
Xem quy định chi tiết về thể thức văn bản của công đoàn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024 tại đây. Tải về.
Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Văn bản của các cấp công đoàn gồm các loại nào?
Theo quy định tại Chương 2 Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn áp dụng đối với các cấp công đoàn trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024, văn bản của các cấp công đoàn gồm các loại như sau:
[1] Điều lệ Công đoàn Việt Nam: Là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức Công đoàn Việt Nam, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đoàn viên, cán bộ và các cấp công đoàn.
[2] Chiến lược: Là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định.
[3] Nghị quyết: Là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp, hội nghị đoàn viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
[4] Quyết định: Là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của công đoàn các cấp.
[5] Chỉ thị: Là văn bản dùng để chỉ đạo công đoàn cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
[8] Kết luận: Là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
[7] Quy chế: Là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của công đoàn các cấp.
[9] Quy định: Là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của công đoàn các cấp.
[10] Hướng dẫn: Là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của công đoàn cấp trên.
[11] Thông báo: Là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
[12] Thông cáo: Là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.
[13] Tuyên bố: Là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm thái độ của tổ chức công đoàn về một sự kiện, sự việc quan trọng.
[14] Lời kêu gọi: Là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
[15] Báo cáo
Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp công đoàn hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
[16] Kế hoạch: Là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
[17] Quy hoạch: Là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong thời gian tương đối dài, nhiều năm.
[18] Chương trình: Là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của các cấp công đoàn theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể.
[19] Đề án: Là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
[20] Phương án: Là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của các cấp công đoàn
[21] Tờ trình: Là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
[22] Công văn: Là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp công đoàn.
[23] Biên bản: Là văn bản ghi chép nội dung, diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội và các hội nghị của cơ quan công đoàn các cấp.
Các văn bản nào do Đại hội đại biểu toàn quốc ban hành?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn áp dụng đối với các cấp công đoàn trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024, các văn bản do Đại hội đại biểu toàn quốc ban hành bao gồm:
[1] Đại hội:
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam
- Nghị quyết
- Quy chế
- Thông báo
- Thông cáo
- Tuyên bố
- Lời kêu gọi
- Chương trình
- Công văn
- Biên bản
[2] Đoàn Chủ tịch:
- Thông báo
- Báo cáo
- Chương trình
- Công văn
- Biên bản
[3] Đoàn Thư ký:
- Báo cáo
- Chương trình
- Công văn
- Biên bản
[4] Ban thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo
[5] Ban kiểm phiếu Báo cáo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?