Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm những tổ chức nào? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm những tổ chức nào?

Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
[...]

Theo quy định nêu trên, thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp như sau:

Điều 68. Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp
1. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
3. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền gì?

Căn cứ theo Điều 178 Bộ luật Lao động 2019, thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.

- Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.

- Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.

- Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.

- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.

- Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.

- Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền Công đoàn hỗ trợ cho người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị thiệt hại về tài sản do lũ có được Công đoàn hỗ trợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc không báo trước khi không được trả đủ lương thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi vị trí làm việc của người lao động sau khi nghỉ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do bị tạm giam có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu giới thiệu việc làm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Tuấn Kiệt
125 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào