Đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024? Có bao nhiêu mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chương trình Chuyển đối số quốc gia?

Đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024?

Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024, thông tin chi tiết về Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024 như sau:

- Đối tượng dự thi:

+ Đối tượng thi theo cơ quan, đơn vị: Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các phòng, ban, ngành thành phố, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.

+ Đối tượng thi theo địa bàn xã, phường: Là cán bộ, hội viên, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang; Thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn các xã, phường.

- Thời gian thi: Từ 08 giờ ngày 20/08/2024 đến 23 giờ 59 ngày 08/09/2024.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên website tại link: thitructuyenchuyendoisouongbi.mobiedu.vn

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024 có thể tham khảo:

Câu 1: Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), đâu không phải là quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Dữ liệu là tài nguyên mới. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu. Cơ quan nhà nước có thể thu phí/giá dịch vụ từ khai thác dữ liệu để bảo đảm dữ liệu được “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc ngang thông suốt”.

Câu 2: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là gì: Vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Câu 3: Trong thời đại số hóa, dữ liệu được xem như là gì: Công cụ mạnh mẽ để tạo ra kiến thức

Câu 4: Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là nghị nào dưới đây: Nghị định số 43/2021/NĐ-CP.

Câu 5: Dữ liệu truyền thống khác biệt với dữ liệu số ở điểm nào chính: Dữ liệu truyền thống thường tồn tại dưới dạng vật lý như sách và tài liệu giấy.

Câu 6: Các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia là gì: Chuyển đổi nhận thức. Kiến tạo thể chế. Phát triển hạ tầng số. Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Câu 7: Chuyển đổi số toàn diện thành phố Uông Bí năm 2024 (118/KH-UBND), Về phát triển xã hội số có bao nhiêu mục tiêu: 9 Mục tiêu

Câu 8: Căn cứ theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ số gồm bao nhiêu nội dung: 9 nội dung.

Câu 9: Chuyển đổi số có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với Việt Nam?

- Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.

- Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình.

- Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu 10: Khái niệm đúng về số hóa (digitization): Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng analog (tương tự) sang dạng số nhị phân (mã có thể được biểu thị bằng các chuỗi chỉ có hai ký tự số là 0 và 1).

Câu 11: Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nội dung “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp” thể hiện: Tầm nhìn đến năm 2030 của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Câu 12: Các mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chương trình Chuyển đối số quốc gia bao gồm: Thứ nhất, Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; Thứ hai Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Thứ ba, Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Câu 13: Căn cứ theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số gồm bao nhiêu nội dung: 5 nội dung.

Câu 14: Quan điểm nào sau đây nằm trong 6 quan điểm theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: Người dân là trung tâm.

Câu 15: Nội dung nào sau đây nằm trong 3 nhiệm vụ đánh giá mức độ chuyển đổi số đã được nêu cụ thể trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Xây dựng, lồng ghép tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI Index), bộ chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và bộ chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index), bộ chỉ số đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin.

Câu 16: Khái niệm nào dưới đây đúng và khái quát nhất về “chuyển đổi số”: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Câu 17: Trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có bao nhiêu nội dung về nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số: 7 nội dung.

Câu 18: Chia sẻ dữ liệu là gì: Là việc cung cấp các dữ liệu của mình cho ứng dụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để sử dụng dựa trên khung pháp lý, công nghệ, phương thức, cũng như các yếu tố văn hóa hỗ trợ truy cập dữ liệu an toàn mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của dữ liệu.

Câu 19: Theo Kế hoạch Chuyển đổi số toàn diện thành phố Uông Bí năm 2024 (118/KH-UBND), Về phát triển chính quyền số có bao nhiêu mục tiêu: 11 Mục tiêu.

Câu 20: Lợi ích chính của dữ liệu số so với dữ liệu truyền thống là gì: Dữ liệu số dễ dàng lưu trữ, truyền tải và xử lý nhờ công nghệ số.

Câu 21: Ý nào dưới đây thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số: Điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Câu 22: Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới bao gồm những nội dung nào sau đây: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới người dân; người dân được khuyến khích, hướng dẫn, sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; doanh nghiệp tham gia tích cực trong cung cấp dịch vụ số của cơ quan nhà nước.

Câu 23: Năm 2024 là năm thứ bao nhiêu Thành phố Uông Bí thực hiện Chương trình Chuyển đổi số toàn diện: Năm thứ hai.

Câu 24: Hạ tầng số (digital infrastructure) bao gồm những gì?

- Hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G.

- Mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang.

- Nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ.

Câu 25: Đâu không phải nội dung điều phối triển khai của Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ theo quyết định số 749/QĐ-TTg: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông để phát triển hạ tầng số.

Câu 26: Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thực hiện nghiên cứu về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số để đề xuất lên cơ quan nào: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Câu 27: Nội dung nào sau sau đây không đề cập đến lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp: Tối ưu hóa cung cấp dịch vụ công.

Câu 28: Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là ai: Thủ tướng Chính phủ

Câu 29: Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột nào sau đây: Xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

Câu 30: Chuyển đổi số toàn diện thành phố Uông Bí năm 2024 (118/KH-UBND), Về phát triển Kinh tế số có bao nhiêu mục tiêu: 6 Mục tiêu.

Câu 31: Kỹ năng nào sau đây được coi là kỹ năng số cơ bản?

- Nhóm kỹ năng về quản lý thông tin và truyền thông như: Lướt web; Chat qua ứng dụng; Email, tìm kiếm thông tin.

- Các kỹ năng về chính quyền số như việc sử dụng các ứng dụng và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan công quyền để giải quyết các thủ tục phổ biến.

- Nhóm kỹ năng giao dịch số như: Mua sắm trực tuyến, ứng dụng ngân hàng, thanh toán điện tử.

Câu 32: Các đặc trưng cơ bản của xã hội số bao gồm: Cộng đồng số, phương tiện số và kỹ năng số.

Câu 33: Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh được cấu trúc theo 3 trụ cột: là: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Trong mỗi trụ cột có bao nhiêu chỉ số chính: 7 chỉ số.

Câu 34: Lĩnh vực nào sau đây nằm trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia: Lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Câu 35: Mục tiêu cơ bản nào sau đây trong phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Câu 36: 03 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia được xác định là: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Câu 37: Lợi ích về bảo mật của dữ liệu số so với dữ liệu truyền thống là gì: Có thể bảo vệ dữ liệu thông qua các biện pháp mã hóa và bảo mật khác.

Câu 38: Trong Kế hoạch số 63/KH-UBND, ngày 01/03/2022 của Thành phố Uông Bí về Chuyển đổi số của thành phố Uông Bí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiệm vụ nào là nhiệm vu Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số của thành phố Uông Bí:

- Phối hợp, Xây dựng, tổ chức khóa đào tạo kỹ năng số cho 100% cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống chính trị thành phố

- Phố hợp Xây dựng chương trình đào tạo về chuyển đổi số để giáo viên và học sinh có các kỹ năng số trong đó, phấn đấu 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy từ bậc tiểu học trở lên được đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số, có kỹ năng số để trở thành lực lượng nòng cốt góp phần hình thành công dân số.

- Xây dựng Tổ công nghệ số cộng đồng; tổ chức tuyên truyền tập huấn cho tổ công nghệ số cộng đồng khu dân cư và người dân, doanh nghiệp.

Câu 39: Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, nội dung: “Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAM/ STEAME ), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.” thể hiện ở: Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số.

Câu 40: Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu thành trí tuệ, yếu tố nào quan trọng nhất: Hiểu biết sâu sắc và chính xác về dữ liệu

Câu 41: Mô hình kim tự tháp DIKW được sử dụng để minh họa quá trình nào: Chuyển đổi dữ liệu thành trí tuệ

Câu 42: Điểm yếu lớn nhất của dữ liệu truyền thống là gì: Khó bảo quản và dễ bị hư hỏng theo thời gian.

Câu 43: Quyết định nào của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Quyết định số 749/QĐ-TTg.

Câu 44: Đâu là nội dung phản ánh đầy đủ đặc trưng của Chính phủ số: Chính phủ số là Chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Câu 45: Công nghệ nào đã trở thành “dầu mỏ mới” trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư: Trí tuệ nhân tạo

Câu 46: Đâu không phải chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số: Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Câu 47: Kinh tế số bao gồm các thành phần nào: Kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành.

Câu 48: Căn cứ theo quyết định số 749-QĐ/TTg 2020 mục tiêu cơ bản đến năm 2030 kinh tế số chiếm bao nhiêu phần trăm GDP: 30% GDP.

Câu 49: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 thì tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên bao nhiêu %: Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Câu 50: Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành tổng số 80 nhiệm vụ, giải pháp; tính đến hết năm 2022, đã có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp đã hoàn thành: 8/80 nhiệm vụ, giải pháp đã hoàn thành.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/23082024/chuyen-doi-so-toan-dien.jpg

Đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số toàn diện TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2024? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chương trình Chuyển đối số quốc gia?

Căn cứ theo Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, có 03 mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chương trình Chuyển đối số quốc gia bao gồm:

- Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động.

- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có bao nhiêu nội dung về nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số?

Căn cứ theo Mục 7 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có 07 nội dung về nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số đó là:

- Lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành các doanh nghiệp.

- Hàng năm tuyển sinh đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo ở bậc sau đại học, đại học và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing).

- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAM/STEAME), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực hiện triển khai thử nghiệm đào tạo, đào tạo lại về công nghệ số cho người lao động ít nhất 1 giờ/1 tuần tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương trước, sau đó triển khai đồng bộ tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

- Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOCS) cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa.

- Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; ban hành các quy tắc ứng xử trên môi trường số cho doanh nghiệp và người dân; phát triển các Trung tâm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số.

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển đổi số
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 06-NQ/TU năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 2 Cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu Đề án 06, lợi ích cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 3 Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 2 Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể trung tâm của chuyển đổi số trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tổ chức phát động chiến dịch triển khai Ứng dụng Công dân số và tổ chức tập huấn trực tuyến liên thông 3 cấp của UBND tỉnh Hà Giang là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức chuyển đổi số năm 2024 Thành phố Bến Cát tỉnh Bình Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 Đợt 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Bình Thuận năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển đổi số
Nguyễn Thị Kim Linh
3,378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển đổi số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào