Từ ngày 28/8/2024, được đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2?
Từ ngày 28/8/2024, được đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2?
Căn cứ tại tiết b.3 điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BTC quy định đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như sau:
Điều 10. Đăng ký giao dịch thuế điện tử
1. Đăng ký cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
[...]
b) Thủ tục đăng ký, cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
[...]
b.3. Đối với người nộp thuế là cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 Điều 15 và Điều 18 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; đồng thời hệ thống định danh, xác thực điện tử và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì người nộp thuế là cá nhân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho việc xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/thẻ căn cước để tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký, cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử theo các bước công việc tại điểm b.1 khoản 1 Điều 10 Thông tư này; yêu cầu kích hoạt tài khoản giao dịch điện tử cho người nộp thuế là cá nhân được gửi qua số điện thoại đã đăng ký hoặc email đã đăng ký.
[...]
Như vậy, từ ngày 28/8/2024, được đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cụ thể như sau:
- Đối với người nộp thuế là cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, khoản 2 Điều 15 Nghị định 59/2022/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử;
- Đồng thời hệ thống định danh, xác thực điện tử và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì người nộp thuế là cá nhân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho việc:
+ Xuất trình chứng minh thư nhân dân;
+ Hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/thẻ căn cước để tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký, cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử theo các bước công việc tại điểm b.1 khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC;
- Yêu cầu kích hoạt tài khoản giao dịch điện tử cho người nộp thuế là cá nhân được gửi qua số điện thoại đã đăng ký hoặc email đã đăng ký.
Từ ngày 28/8/2024, được đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức nào để thực hiện giao dịch thuế điện tử?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc giao dịch thuế điện tử như sau:
Điều 4. Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
[....]
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
[....]
Như vậy, người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
08 hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế như sau:
(1) Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
(2) Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
(3) Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
(4) Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
(5) Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
(6) Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
(7) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
(8) Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Lưu ý: Thông tư 46/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?