Miền Trung có bao nhiêu tỉnh? Trung Trung Bộ gồm những tỉnh nào?

Miền Trung có bao nhiêu tỉnh? Trung Trung Bộ gồm những tỉnh nào? Tiêu chuẩn của tỉnh đối với đơn vị hành chính nông thôn như thế nào?

Miền Trung có bao nhiêu tỉnh? Trung Trung Bộ gồm những tỉnh nào?

Miền Trung Việt Nam hiện có 19 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương. Vùng này được chia thành 3 tiểu vùng chính:

- Bắc Trung Bộ: Gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

- Duyên hải Nam Trung Bộ: Gồm 7 tỉnh và 1 thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

- Tây Nguyên: Gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Trong đó, căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, quy định vùng Trung Trung Bộ có 6 tỉnh gồm những tỉnh như sau: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, vùng Trung Trung Bộ có Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương

Vừa rồi là câu trả lời câu hỏi: Miền Trung có bao nhiêu tỉnh? Trung Trung Bộ gồm những tỉnh nào?

Miền Trung có bao nhiêu tỉnh? Trung Trung Bộ gồm những tỉnh nào?

Miền Trung có bao nhiêu tỉnh? Trung Trung Bộ gồm những tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của tỉnh đối với đơn vị hành chính nông thôn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định tiêu chuẩn của tỉnh đối với đơn vị hành chính nông thôn như sau:

[1] Quy mô dân số:

- Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;

- Tỉnh còn lại từ 1.400.000 người trở lên.

[2] Diện tích tự nhiên:

- Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên.

- Tỉnh còn lại từ 5.000 km2 trở lên.

[3] Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh ra sao?

Theo quy định Điều 12 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 có cụm từ bị thay thế bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh có các nội dung như sau:

[1] Quy mô dân số:

- Tỉnh từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Tỉnh miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% so với các tỉnh nêu trên.

[2] Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 200 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

[2] Số đơn vị hành chính trực thuộc:

- Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm.

- Có tỷ lệ số thành phố thuộc tỉnh và thị xã trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 20% trở xuống được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

[4] Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

- Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống được tính 8 điểm; trên 10% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm.

Trường hợp không có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Có từ 20% đến 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

- Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

[5] Các yếu tố đặc thù:

- Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

- Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 10% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 18 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Rước đèn Trung thu là gì? Rước đèn trung thu 2024 ngày nào, thứ mấy? Có được sử dụng pháo hoa vào Tết Trung thu 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy mời dự Tết Trung thu đẹp, ý nghĩa năm 2024? Giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày Tết trung thu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giới thiệu về Tết Trung thu ngắn gọn mới nhất năm 2024? Đi làm thêm giờ vào Tết Trung thu thì tính lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo tổ chức chương trình Tết trung thu 2024? Người lao động có được nghỉ hưởng lương dịp Tết trung thu 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu 2024 ngày mấy? Rằm tháng 8 âm 2024 còn bao nhiêu ngày nữa?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Lời dẫn chương trình Trung thu các cấp hay nhất 2024? Quyền của học sinh trong quá trình học tập tại các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
1,353 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào