Thành viên của hợp tác xã có thể là pháp nhân hay không?
Thành viên của hợp tác xã có thể là pháp nhân hay không?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Điều 30. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
d) Pháp nhân Việt Nam.
2. Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
d) Pháp nhân Việt Nam.
[.....]
Theo đó, thành viên của hợp tác xã có thể là pháp nhân Việt Nam. Pháp nhân có thể là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã hoặc thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã.
Thành viên của hợp tác xã có thể là pháp nhân hay không? (Hình từ Internet)
Có phải tất cả thành viên hợp tác xã đều có quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Điều 31. Quyền của thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:
[...]
đ) Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
e) Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
g) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;
h) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
i) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
[...]
2. Thành viên liên kết góp vốn có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại các điểm b, c, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này;
b) Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
3. Thành viên liên kết không góp vốn có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại các điểm a, c, i, k, n và o khoản 1 Điều này;
b) Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
Theo đó, không phải tất cả thành viên hợp tác xã đều có quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên. Chỉ có thành viên chính thức có quyền này còn thành viên liên kết góp vốn và thành viên liên kết không góp vốn không có quyền này.
Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã trong trường hợp sau:
(1) Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
(2) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
(3) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
(4) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
(5) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
(6) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
(7) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
(8) Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
Trong các trường hợp trên thì:
- Thành viên chính thức bị chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
- Thành viên liên kết góp vốn bị chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp (1), (2), (3), (4), (5), (7).
- Thành viên liên kết không góp vốn bị chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?