Đài Truyền hình Việt Nam có phải cơ quan thuộc Chính Phủ hay không?
Đài Truyền hình Việt Nam có phải cơ quan thuộc Chính Phủ hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng của Đài Truyền hình Việt Nam như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bàng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông.
2. Đài Truyền hình Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là THVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam Television, viết tắt là VTV.
3. Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.
Như vậy, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bàng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông.
Ngoài ra, Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.
Đài Truyền hình Việt Nam có phải cơ quan thuộc Chính Phủ hay không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam có những đơn vị trực thuộc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định Đài Truyền hình Việt Nam có các đơn vị trực thuộc sau:
Tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc:
(1) Văn phòng.
(2) Ban Tổ chức cán bộ.
(3) Ban Kế hoạch - Tài chính.
(4) Ban Kiểm tra.
(5) Ban Hợp tác quốc tế.
Tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và sản xuất chương trình:
(6) Ban Thư ký biên tập.
Tổ chức sản xuất chương trình:
(7) Ban Thời sự.
(8) Ban Khoa giáo.
(9) Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
(10) Ban Truyền hình đối ngoại.
(11) Ban Văn nghệ.
(12) Ban Sản xuất các chương trình Giải trí.
(13) Ban Thể thao.
(14) Ban Biên tập truyền hình đa phương tiện.
(15) Trung tâm Phim tài liệu.
(16) Trung tâm Phim truyền hình.
(17) Trung tâm Tư liệu.
(18) Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(19) Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
(20) Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.
(21) Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
(22) Trung tâm Kỹ thuật truyền hình.
(23) Trung tâm Mỹ thuật.
Tổ chức sản xuất chương trình và cung cấp nội dung số đa nền tảng:
(24) Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số
Tổ chức phát sóng chương trình
(25) Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng
Tổ chức sự nghiệp khác:
(26) Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ truyền hình.
(27) Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình.
(28) Trung tâm Tin học và Công nghệ truyền hình.
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ việc thành lập, giải thể và tổ chức sắp xếp các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ban Thư ký biên tập được tổ chức 13 phòng; Văn phòng được tổ chức 08 phòng.
Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc của Đài Truyền hình Việt Nam do ai có thẩm quyển bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam như sau:
Điều 4. Lãnh đạo
1. Đài Truyền hình Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam; các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
4. Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.
Như vậy, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?