Cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ uy tín?

Cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ uy tín? Cán bộ có thể xin từ chức trong trường hợp nào? Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ uy tín?

Căn cứ Điều 3 Quy định 144-QĐ/TW năm 2024 về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

Điều 3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
1. Tâm huyết, trách nhiệm, dấn thân, nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, có ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
2. Quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, đúng quy định; tiết kiệm và hiệu quả; không xa hoa, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và các nguồn lực vật chất khác của tập thể và cá nhân.
3. Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
4. Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.
5. Nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực. Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng. Thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 144-QĐ/TW năm 2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới. Theo quy định, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên được chia thành năm vấn đề lớn.

[1] Yêu nước, tôn trọng Nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc

[2] Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập

[3] Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

[4] Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm

[5] Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời

Trong đó, với chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” quy định cán bộ, đảng viên cần nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực.

Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng. Cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.

Cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ uy tín?

Cán bộ, đảng viên cần thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ uy tín? (Hình từ Internet)

Cán bộ có thể xin từ chức trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm:

Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định, từ chức là việc cán bộ đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Cán bộ có thể xin từ chức trong các trường hợp sau:

- Cán bộ không đủ sức khỏe

- Cán bộ không đủ năng lực, uy tín

- Theo yêu cầu nhiệm vụ

- Vì lý do khác

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định nhiệm vụ của Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

- Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Ông bà của người xin vào Đảng có phải thẩm tra lý lịch không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những yêu cầu cần đạt khi giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị đảng viên mới 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch cảm tình đảng liên hệ bản thân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng lý luận chính trị đảng viên mới 2024 kèm theo cách viết chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản đăng ký nêu gương của Đảng viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
07 nội dung nêu gương của cán bộ đảng viên cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng 60 năm tuổi Đảng của Đảng viên từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng cho đảng viên đạt tiêu chuẩn Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử truyền thống cách mạng huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 144-QĐ/TW: Tiêu chuẩn 6 dám đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đảng viên
Phan Vũ Hiền Mai
339 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đảng viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Cập nhật 14 văn bản về Đảng viên mới nhất năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào