Luật sư của người bị buộc tội có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không?

Luật sư của người bị buộc tội có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Người làm chứng trong vụ án hình sự vắng mặt có bị dẫn giải không?

Luật sư của người bị buộc tội có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 72. Người bào chữa
1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
...

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 66. Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
...

Theo đó, người bào chữa của người bị buộc tội không thể là người làm chứng trong vụ án hình sự. Vậy nên, nếu luật sư là người bào chữa cho người bị buộc tội thì không thể là người làm chứng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11072024/nguoi-lam-chung%20(1).jpg

Luật sư của người bị buộc tội có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền triệu tập người làm chứng trong vụ án hình sự?

Căn cứ theo theo khoản 1, khoản 4 Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 185. Triệu tập người làm chứng
1. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.
2. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
3. Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:
a) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;
b) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;
c) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Như vậy, Điều tra viên có thẩm quyền triệu tập người làm chứng trong vụ án hình sự đến lấy lời khai. Ngoài ra, Kiểm sát viên cũng có quyền triệu tập người làm chứng để lấy lời khai nếu xét thấy cần thiết.

Người làm chứng trong vụ án hình sự vắng mặt có bị dẫn giải không?

Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 66. Người làm chứng
...
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Theo quy định trên, trường hợp người làm chứng trong vụ án hình sự vắng mặt những không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.

Luật sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Luật sư
Hỏi đáp Pháp luật
Được đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề luật sư khi chỉ có bằng thạc sĩ luật mà không có bằng cử nhân luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Một luật sư có thể thành lập tối đa bao nhiêu công ty luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Rút tên ra khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư thì có bị thu hồi thẻ luật sư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cả nước có bao nhiêu Luật sư đang hành nghề? Phạm vi hành nghề luật sư hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào thì Luật sư không được ứng cử, nhận đề cử để bầu vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư có thể tham dự xử lý kỷ luật lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, mức thù lao cao nhất của luật sư khi tham gia tố tụng vụ án hình sự lên tới 702.000 đồng/giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thù lao cho 1 ngày làm việc của luật sư theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là 936.000/ngày đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư của người bị buộc tội có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí bình chọn, vinh danh danh hiệu Luật sư tiêu biểu năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Luật sư
Nguyễn Thị Kim Linh
395 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Luật sư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật sư

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản cần biết về Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào