Tăng mức trợ cấp phục vụ hàng tháng khi bị tai nạn lao động từ ngày 01/7/2024?
Tăng mức trợ cấp phục vụ hàng tháng khi bị tai nạn lao động từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp phục vụ như sau:
Điều 52. Trợ cấp phục vụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Theo quy định trên, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng (căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Như vậy, mức trợ cấp phục vụ khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp từ 01/7/2024 là 2,340,000 đồng/tháng (trước ngày 01/7/2024 là 1,800,000 đồng/tháng), tăng 540.000 đồng/tháng.
Tăng mức trợ cấp phục vụ hàng tháng khi bị tai nạn lao động từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Điều kiện gì để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;
- Không thuộc các trường hợp không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Trường hợp nào người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định giám định mức suy giảm khả năng lao động như sau:
Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
...
Như vậy, trường hợp người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động là:
- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?