Dự án PPP là gì? Quy trình thực hiện dự án PPP như thế nào?
Dự án PPP là gì? Quy trình thực hiện dự án PPP như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 (hay còn gọi là luật PPP) có quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
......
9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
.....
Theo đó, có thể hiểu dự án PPP là dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là hình thức hợp tác giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân nhằm huy động nguồn lực tài chính cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động như sau:
- Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
Mặt khác, quy trình thực hiện dự án PPP được quy định tại Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, cụ thể như sau;
- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.
- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.
- Lựa chọn nhà đầu tư.
- Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP.
- Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Tuy nhiên, đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.
- Lựa chọn nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.
- Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP.
- Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Dự án PPP là gì? Quy trình thực hiện dự án PPP như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP như sau:
Điều 4. Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Giao thông vận tải;
b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước;
....
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
....
Như vậy, tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải là không thấp hơn 200 tỷ đồng. Đối với dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.
Cơ quan nào có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án PPP?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 (Luật PPP) quy định cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án PPP bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác).
- Cơ quan, đơn vị trực thuộc được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?