Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88?
- Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88?
- Người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí những ai làm kế toán?
- Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?
Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88?
Hiện nay mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh đang được áp dụng là Mẫu số S5-HKD tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh:
Tải về mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh:
Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88? (Hình từ Internet)
Người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí những ai làm kế toán?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 88/2021/TT-BTC quy định như sau:
Điều 3. Tổ chức công tác kế toán
1. Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.
Như vậy, việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh. người đại diện hộ kinh doanh có thể bố trí những người dưới đây làm kế toán:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi.
- Vợ, chồng.
- Con đẻ, con nuôi.
- Anh, chị, em ruột.
- Người làm quản lý, điều hành.
- Thủ kho, thủ quỹ.
- Người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
c) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
d) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
đ) Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
e) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu hộ kinh doanh làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.
...
Theo quy định này, hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh thì không thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?