Mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
Mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
Mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo Biểu mẫu 02 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Công văn 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD năm 2018.
Dưới đây là mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng:
Tải về mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng:
Mẫu phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đánh giá Hiệu trưởng mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn phẩm chất nghề nghiệp đối với Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn phẩm chất nghề nghiệp đối với Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng 03 tiêu chí được đánh giá theo mức đạt, mức khá và mức tốt cụ thể là:
Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
- Tiêu chí 1: Đạo đức nghề nghiệp
+ Mức đạt: thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường.
+ Mức khá: chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường.
+ Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.
- Tiêu chí 2: Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
+ Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh.
+ Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường.
+ Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
- Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
+ Mức đạt: đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Mức khá: đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
+ Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Ai có thẩm quyền đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 11. Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Chu kỳ đánh giá
a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học;
b) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.
2. Thẩm quyền đánh giá
a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện;
b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh;
c) Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, các viện, học viện chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc;
d) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.
Theo quy định này, thẩm quyền đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được xác định như sau:
- Trưởng phòng giáo dục và đào tạo: chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo: chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh.
- Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, các viện, học viện: chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo): chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?