Công ty hợp danh có thể thực hiện huy động vốn bằng hình thức nào?
Công ty hợp danh có thể thực hiện huy động thêm vốn bằng hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 về định nghĩa vốn điều lệ như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 về thẩm quyền của Hội đồng thành viên trong công ty hợp danh như sau:
Điều 182. Hội đồng thành viên
...
3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:
a) Định hướng, chiến lược phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên mới;
d) Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.
...
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020 về tiếp nhận thành viên mới trong công ty hợp danh như sau:
Điều 186. Tiếp nhận thành viên mới
1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
...
Như vậy, công ty hợp danh có thể tăng vốn hoạt động thông qua hai phương thức huy động vốn là tăng vốn điều lệ và vay nợ, cụ thể:
[1] Tăng vốn điều lệ:
Công ty có thể yêu cầu các thành viên hiện tại đóng thêm vốn hoặc cho phép người mới tham gia góp vốn trở thành thành viên của công ty.
Tuy nhiên, việc này cần có sự đồng ý bằng văn bản chấp thuận của các thành viên hợp danh.
Đồng thời công ty cũng phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về việc tăng vốn điều lệ.
[2] Vay nợ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Công ty hợp danh có thể thực hiện huy động vốn bằng việc vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần tuân thủ các quy định pháp luật và điều lệ công ty. Đồng thời, công ty cũng cần có sự đồng ý bằng văn bản của ít nhất ba phần tư thành viên hợp danh.
Công ty hợp danh có thể thực hiện huy động vốn bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Tài sản của công ty hợp danh gồm những loại nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020 về tài sản của công ty hợp danh như sau:
Điều 179. Tài sản của công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
4. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài sản của công ty hợp danh gồm các loại tài sản sau:
[1] Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
[2] Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
[3] Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
[4] Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có phải liên đới chịu trách nhiệm đối với nợ của công ty không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 về nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:
Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
...
2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, thành viên góp vốn không cần phải liên đới chịu trách nhiệm đối với nợ của công ty mà chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty dựa trên tỉ lệ số vốn đã góp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?