Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Học sinh tiểu học có được miễn đóng học phí không?

Cho em hỏi: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Học sinh tiểu học có thuộc đối tượng được miễn đóng học phí không? Em cảm ơn.

Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì?

Hiện nay, khái niệm về Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? được sử dụng phổ biến tại cấp tiểu học. Việc hiểu được Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? giúp học sinh hiểu rõ cấu tạo của câu, từ đó viết câu đúng ngữ pháp và mạch lạc.

Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?

Chủ ngữ thường là các danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Thỉnh thoảng, cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ sẽ được hiểu là cụm danh từ. Chủ ngữ có thể là một từ, một cụm từ, một cụm chủ vị. Một câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

Trong câu chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi.

Một thành phần khác cũng chiếm vị trí quan trọng để hoàn thành một câu có nghĩa đó là vị ngữ. Vị ngữ là thành phần chính của câu thể hiện hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?

Thông thường, vị ngữ sẽ là các động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ. Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, cụm chủ vị. Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Trong câu vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị trí của vị ngữ có thể thay đổi.

Ví dụ: Em đang học bài môn Toán.

Trong đó:

- Chủ ngữ là: em.

- Vị ngữ là: đang học bài môn Toán.

Lưu ý: Nội dung Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Học sinh tiểu học đạt mấy điểm bị ở lại lớp?

Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Học sinh tiểu học đạt mấy điểm bị ở lại lớp? (Hình từ Internet)

Học sinh tiểu học đạt mấy điểm bị ở lại lớp?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
...
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
...

Hơn nữa, theo điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.
...

Theo đó, trường hợp học sinh tiểu học có kết quả đánh giá môn học ở mức chưa hoàn thành hoặc kết quả bài kiểm tra định kỳ cuối năm học đối với một hoặc nhiều môn là dưới 5 điểm thì có thể bị ở lại lớp.

Học sinh tiểu học có được miễn đóng học phí không?

Căn cứ theo khoản 3, Điều 99 Luật Giáo dục 2019 quy định về học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo như sau:

Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo
3. Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
...

Như vậy, dựa theo quy định trên thì không phải tất cả các đối tượng học sinh tiểu học đều được miễn đóng học phí. Theo đó, chỉ có học sinh tiểu học theo học tại các trường công lập mới được miễn học phí tiểu học.

Trân trọng!

Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục tiểu học
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài dự thi những kỉ niệm về thầy cô và mái trường cấp 1 ngắn gọn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức dạy học cấp tiểu học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mấy tuổi học lớp 1 năm học 2024-2025? Học sinh lớp 1 đạt thành tích gì thì được khen thưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tuyển sinh lớp 1 trực tuyến tại Hà Nội năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nhập học lớp 1 đúng tuyến, trái tuyến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục tiểu học năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong trường tiểu học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Học sinh tiểu học có được miễn đóng học phí không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục tiểu học
Nguyễn Thị Kim Linh
28,192 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào