Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không?

Cho tôi hỏi: Có bao nhiêu dạng khuyết tật? Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không? Câu hỏi của anh Thương (thành phố Quy Nhơn - Bình Định)

Có bao nhiêu dạng khuyết tật?

Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 có định nghĩa về người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Đồng thời, tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật cụ thể như sau:

Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

Theo đó, có 06 dạng khuyết tật, bao gồm sau đây:

- Khuyết tật vận động;

- Khuyết tật nghe, nói;

- Khuyết tật nhìn;

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

- Khuyết tật trí tuệ;

- Khuyết tật khác.

Có bao nhiêu dạng khuyết tật? Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không?

Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không? (Hình từ Internet)

Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc phân hạng giấy phép lái xe cụ thể như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
...

Như vậy, theo quy định trên thì người khuyết tật được thi bằng lái xe hạng B1 số tự động đối với ô tô dùng cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp người khuyết tật có thể đăng ký thi bằng lái xe B1 số tự động, cụ thể:

- Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái.

- Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật trừ người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:

Ví dụ: Người khiếm thính.

(Căn cứ theo Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT).

Trân trọng!

Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người khuyết tật
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 62/2021/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người không có khả năng lao động là những loại giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng tiền tài trợ để chăm sóc người khuyết tật vào mục đích cá nhân có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện xác định mức độ khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật nhẹ có được hưởng chế độ gì không? Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng người khuyết tật nặng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quán ăn từ chối phục vụ người khuyết tật thì có bị xử phạt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật được thi bằng lái xe B1 số tự động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thông tin của người khuyết tật mới nhất là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người khuyết tật
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,272 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào