Công chức là đảng viên vi phạm bị khai trừ khỏi đảng có được tiếp tục công tác không?
Mức xử lý kỷ luật đảng cao nhất hiện nay là hình thức nào?
Theo Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về hình thức xử lý kỷ luật đảng như sau:
Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Theo đó, tùy theo đối tượng sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật đảng khác nhau, sắp xếp theo thứ tự mức độ tăng dần, mức tăng dần của từng đối tượng là:
[1] Đối với tổ chức đảng: mức cao nhất là giải tán tổ chức
[2] Đối với đảng viên chính thức: mức cao nhất là khai trừ khỏi đảng.
[3] Đối với đảng viên dự bị: mức cao nhất là cảnh cáo
Hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với công chức hiện nay là hình thức nào?
Theo khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với công chức hiện nay là buộc thôi việc (áp dụng cho cả công chức có chức vụ và công chức không có chức vụ)
Công chức là đảng viên vi phạm bị khai trừ khỏi đảng có được tiếp tục công tác không? (Hình từ Internet)
Công chức là đảng viên vi phạm bị khai trừ khỏi đảng có được tiếp tục công tác không?
Tại khoản 10 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
10. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.
Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan bảo vệ pháp luật thi hành kỷ luật, khởi tố bị can hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, người lao động là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải quyết định thi hành kỷ luật về Đảng.
...
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
6. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.
Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.
...
Theo đó, về nguyên tắc thì khi cán bộ vi phạm vị xử lý kỷ luật về đảng sẽ phải chịu xử lý kỷ luật hành chính với hình thức xử lý tương đương, cụ thể là:
Nếu công chức là đảng viên chính thức bị áp dụng mức xử lý kỷ luật ở mức cao nhất là khai trừ khỏi đảng thì khi tiến hành xử lý kỷ luật hành chính cũng cần áp dụng mức xử lý tương đương là buộc thôi việc (không phân biệt công chức có chức vụ hay không có chức vụ)
Hình thức khai trừ khỏi đảng chỉ áp đụng đối với công chức là đảng viên chính thức
Như vậy, nếu công chức là đảng viên vi phạm đến mức khai trừ khỏi đảng thì cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành áp dụng mức xử lý kỷ luật hành chính tương đương là buộc thôi việc đối với công chức
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?