Thành lập đơn vị đăng kiểm như thế nào theo dự thảo mới?
Thành lập đơn vị đăng kiểm như thế nào theo dự thảo mới?
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định 30/2023/NĐ-CP ngày 08/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới tải về (Sau đây gọi là Dự thảo hướng dẫn quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới)
Theo Điều 3 Dự thảo hướng dẫn quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới tải về quy định về thành lập đơn vị đăng kiểm như sau:
[1] Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng đơn vị đăng kiểm thì tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ vị trí dự kiến xây dựng đơn vị đăng kiểm.
[2] Vị trí xây dựng đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo phù hợp với mục đích, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương và đảm bảo mật độ các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn, các tỉnh thành phố liền kề trong khu vực phân bố đồng đều, phù hợp theo hướng giảm cự ly di chuyển của phương tiện đến các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
[3] Đối với đơn vị đăng kiểm thành lập mới hoặc đơn vị đăng kiểm đang hoạt động thay đổi địa điểm thì địa phương căn cứ yêu cầu tại mục [1] và [2] để xem xét, quyết định.
[4] Đối với đơn vị đăng kiểm đang hoạt động chỉ thực hiện đầu tư nâng cấp, lắp đặt thêm dây chuyền kiểm định thì không áp dụng mục [1] và [2].
[5] Các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, đơn vị kinh doanh vận tải được bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới hoặc ngược lại nhưng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP và Nghị định 30/2023/NĐ-CP.
[6] Hoạt động kiểm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch, không bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
Thành lập đơn vị đăng kiểm như thế nào theo dự thảo mới? (hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoạt động đăng kiểm xe cơ giới gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 4 Dự thảo hướng dẫn quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới tải về quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Sau khi hoàn thành việc đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật, tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Sở Giao thông vận tải, trong đó Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này tùy theo các trường hợp dưới đây:
1. Đơn vị đăng kiểm được xây dựng, thành lập mới thì Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP.
2. Đơn vị đăng kiểm đang hoạt động thực hiện lắp đặt thêm, thay đổi loại dây chuyền kiểm định thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm c, điểm d Điều 8 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP).
Theo đó, về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định sẽ được quy định cụ thể là:
[1] Đối với đơn vị đăng kiểm được xây dựng, thành lập mới thì hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị kèm theo các hồ sơ sau: Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách bộ phận kiểm định; bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định, quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực của từng cá nhân;
- Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương (bản sao có chứng thực hoặc bản chính để đối chiếu).
[2] Đối với đơn vị đăng kiểm đang hoạt động thực hiện lắp đặt thêm, thay đổi loại dây chuyền kiểm định thì hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra
Các công đoạn trên dây chuyển kiểm định xe có gì thay đổi?
Quy định đang có hiệu lực thi hành:
Tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT quy định về thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm như sau:
Thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm
...
6. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:
a) Công đoạn 1: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Quy định theo dự thảo:
Theo khoản 6 Điều 11 Dự thảo hướng dẫn quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới tải về quy định về thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm như sau:
Thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm
...
6. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:
a) Công đoạn 1: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát; b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Theo đó, tại Dự thảo quy định mới về hoạt động dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới thì không có gì thay đổi mà vẫn sẽ có 05 công đoạn bao gồm lập hồ sơ và kiểm tra từ tổng quát đến chi tiết đối với phương tiện.
Lưu ý: Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định 30/2023/NĐ-CP ngày 08/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới vẫn đang được lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?