Chi nhánh vi phạm hành chính thì xử phạt ai?
Chi nhánh vi phạm hành chính thì xử phạt ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
....
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
.....
Như vậy, việc xác định đối tượng xử phạt trong trường hợp chi nhánh vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
[1] Trường hợp chi nhánh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức:
- Đối tượng bị xử phạt hành chính là pháp nhân, tổ chức đó.
- Mức xử phạt vi phạm: Áp dụng mức phạt của tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
[2] Trường hợp chi nhánh vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức:
- Đối tượng bị xử phạt hành chính là chi nhánh.
- Mức xử phạt vi phạm: Áp dụng mức phạt của tổ chức về những hoạt động do chi nhánh thực hiện.
Chi nhánh vi phạm hành chính thì xử phạt ai? (Hình từ Internet)
Việc đặt tên cho chi nhánh phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh cụ thể như:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Thông qua quy định trên, việc đặt tên cho chi nhánh phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Tên phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên phải bao gồm ên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Tên phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Mặt khác, trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành thì tên chi nhánh phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp.
Đăng ký hoạt động chi nhánh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, đăng ký hoạt động chi nhánh được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp được quyền thành lập ở chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. và có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
- Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 4:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?