Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào?

Cho hỏi: Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào? Câu hỏi của anh Hải (Huế)

Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì?

Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chia công ty như sau:

Chia công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
...

Như vậy, chia doanh nghiệp là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tách công ty như sau:

Tách công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
...

Đối với tách doanh nghiệp là tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

*Hoạt động chia, tách doanh nghiệp là một loại hình tổ chức lại doanh nghiệp và áp dụng đối với Công ty TNHH hoặc Công ty CP.

Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào?

Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Điểm giống nhau giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp?

Đối với hai loại hình này đều có một số điểm giống nhau như sau:

- Sau khi chia hoặc tách đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp sau khi bị chia, tách đều cùng loại hình với doanh nghiệp trước đó.

- Sau khi chia, tách doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới phải đều cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác với nhau.

- Đối tượng đều là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp bị chia, tách thông qua nghị quyết, quyết định chia, tách doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

- Các công ty được chia, tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia, tách công ty.

Điểm khác nhau giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp?

Dựa vào căn cứ pháp lý có thể chỉ ra một số điểm khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như sau:

Các tiêu chí

Chia doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020

Khái niệm

Chia doanh nghiệp thành hai hay nhiều doanh nghiệp.

Tách doanh nghiệp để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới mà không chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị tách.

Công thức

A = B + C

Trong đó: A là doanh nghiệp bị chia; B, C là doanh nghiệp mới.

A = A +B

Trong đó: A là doanh nghiệp bị tách, B là doanh nghiệp mới được tách.

Cách thức thực hiện

Doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp cũ đều có toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định.

Chuyển tài sản, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên vào doanh nghiệp được tách mà không mà không chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị tách.

Trách nhiệm pháp lý

Doanh nghiệp bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại doanh nghiệp nào được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hoàn thiện cơ chế, chính sách có nội dung xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mượn máy móc, thiết bị mới nhất năm 2024 áp dụng cho mọi doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 02 cách tra cứu thông tin doanh nghiệp năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở hữu chéo là gì? Quy định về sở hữu chéo trong doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có người lao động là thương binh 02 năm đầu được giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì sang năm thứ 3 có được giảm thuế tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu danh sách Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế nhanh nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Nguyễn Trần Cao Kỵ
4,666 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào