Chẩn đoán và điều trị COVID 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Chẩn đoán và điều trị COVID 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Ngày 26 tháng 6 năm 2023 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID 19.
Theo Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID 19 ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 thì các dấu hiệu chấn đoán bệnh như sau:
1. Trường hợp bệnh nghi ngờ
- Là người có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.
- Là người có yếu tố dịch tễ và biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.
- Là người không có đủ biểu hiện lâm sàng như ở điểm (a) nhưng có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
*Người có yếu tố dịch tễ là người tiếp xúc gần với người bệnh khẳng định/nghi ngờ hoặc người sống trong khu vực ổ dịch đang hoạt động.
2. Trường hợp bệnh xác định
- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).
- Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Chẩn đoán và điều trị COVID 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)
Phân loại mức độ diễn biến của bệnh khi mắc COVID-19?
Căn cứ theo Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID 19 ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 hướng dẫn về phân loại mức độ diễn biến bệnh như sau:
1. Người nhiễm không triệu chứng
- Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng.
- Nhịp thở < 22 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời
2. Người bệnh có triệu chứng
2.1. Mức độ nhẹ
a) Lâm sàng
- Người bệnh COVID 19 có các triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau mỏi cơ, chảy nước mũi, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy…
- Hô hấp: không có triệu chứng viêm phổi hay khó thở, không giảm oxy máu
- Ý thức: tỉnh táo.
- Người bệnh tự phục vụ được.
b) Cận lâm sàng: X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương ít.
2.2. Mức độ trung bình (Viêm phổi)
a) Lâm sàng
- Toàn trạng: Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như ở mức độ nhẹ.
- Hô hấp: thở nhanh 22 - 30 lần/phút, khó thở mức độ trung bình (khi làm việc nhà, lên cầu thang 1 tầng lầu), SpO2 ≥ 94% khi thở khí phòng.
- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường.
- Ý thức: tỉnh táo.
- Người bệnh không có dấu hiệu suy hô hấp nặng.
b) Cận lâm sàng
- X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương dưới 50%.
- Siêu âm: hình ảnh sóng B.
2.3. Mức độ nặng (viêm phổi nặng)
a) Lâm sàng
- Hô hấp: có dấu hiệu suy hô hấp nặng như: khó thở ngay cả khi nghỉ, nhịp thở > 30 lần/phút; thở co kéo cơ hô hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí phòng.
- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, HA bình thường hay tăng.
- Thần kinh: bứt rứt hoặc mệt, đừ.
b) Cận lâm sàng
- X-quang ngực và/hoặc CLVT ngực: có tổn thương phổi trên 50%.
- Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều.
- PaO2/FiO2 < 300 (hoặc SpO2/FiO2 < 315 khi không có KMĐM).
2.4. Mức độ nguy kịch
Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), sốc nhiễm khuẩn, sốc tim, thuyên tắc mạch cấp, bão cytokine, đợt cấp bệnh mạn tính nặng, suy đa tạng.
a) Lâm sàng
- Hô hấp: có dấu hiệu suy hô hấp cấp nguy kịch với thở gắng sức nhiều, co kéo nặng cơ hô hấp phụ; có kiểu thở bất thường; cần cung cấp oxy > 6 lít/phút để duy trì SpO2 > 92% hoặc nhu cầu oxy tăng nhanh; cần hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy dòng cao (HFNC), CPAP hay thở máy xâm lấn.
- Thần kinh: ý thức giảm hoặc hôn mê.
- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tụt.
- Thận: tiểu ít hoặc vô niệu.
b) Cận lâm sàng
- X-quang ngực và/hoặc CLVT ngực: có tổn thương phổi trên 50%.
- Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều.
- PaO2/FiO2 < 200 (hoặc SpO2/FiO2 < 235 khi không có KMĐM)
- PH < 7,3; PaCO2 > 50 mmHg,
- Lactat máu > 2 mmol/L.
Danh mục các bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ khi mắc COVID-19?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID 19 ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 về các bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ khi mắc COVID 19 gồm:
- Đái tháo đường.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
- Bệnh thận mạn tính.
- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
- Béo phì, thừa cân.
- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
- Bệnh lý mạch máu não.
- Hội chứng Down.
- HIV/AIDS.
- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
- Bệnh huyết học mạn tính khác.
- Hen phế quản.
- Tăng huyết áp.
- Thiếu hụt miễn dịch.
- Bệnh gan mạn tính.
- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
- Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Các bệnh hệ thống.
- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh - mắc phải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?