Ngày 28 tháng 7 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 28 tháng 7 là ngày bao nhiêu âm? Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí thì bị xử lý thế nào?
Ngày 28 tháng 7 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 28 tháng 7 là ngày bao nhiêu âm?
Căn cứ Hướng dẫn 17/HD-TLĐ năm 2014 như sau:
Năm 2014 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; năm đầu triển khai Hiến pháp năm 2013, đồng thời các cấp công đoàn tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, triển khai thực hiện Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012; năm diễn ra kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2014). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam định hướng một số nội dung trọng tâm công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ như sau:
...
Như vậy, ngày 28 tháng 7 hàng năm là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Ngày 28 tháng 7 năm 2024 nhằm ngày 23 tháng 6 năm 2024 âm lịch (Chủ nhật). Năm 2024 là năm kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là dịp để các công đoàn viên, lao động trong cả nước ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân, tri ân những thế hệ đi trước đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây cũng là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong cả nước quan tâm, chăm lo hơn nữa cho đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, lao động, tạo điều kiện để họ phát huy vai trò, trách nhiệm trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.
Ngày 28 tháng 7 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 28 tháng 7 là ngày bao nhiêu âm? Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí thì bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 hướng dẫn đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
- Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
- Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 25 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên:
Điều 25. Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí thì bị xử lý như sau:
- Khiển trách đối với trường hợp không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
- Cảnh cáo đối với trường hợp không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
- Khai trừ đối với trường hợp không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?