Hình thức kỷ luật và trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức năm 2023 như thế nào?

Cho tôi hỏi hình thức xử lý kỷ luật viên chức được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị Viên (Đà Nẵng)

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức năm 2023?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, các hình thức kỷ luật đối với viên chức là:

- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc

- Đối với viên chức quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc

Ngoài ra viên chức còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm sau:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

+ Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm sau:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại hình thức kỷ luật cảnh cáo.

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp hành vi vi phạm của viên chức quản lý áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo.

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm sau:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tái phạm;

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp có hành vi vi phạm của viên chức áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp hành vi vi phạm của viên chức quản lý áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Hình thức kỷ luật và trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức? (hình từ internet)

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật viên chức năm 2023 như thế nào?

Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP cụ thể bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm

- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;

- Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.

+ Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành

+ Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;

- Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định

- Người chủ trì cuộc họp kết luận.

Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Bước 2: Thành lập hội đồng kỷ luật

- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật

+ Họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.

+ Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.

+ Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.

+ Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật: Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật hoặc đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.

Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật.

- Trình tự họp:

+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.

+ Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.

+ Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm.

Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay

Trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.

+ Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.

+ Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.

+ Viên chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.

+ Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.

+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.

+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.

Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Quyết định kỷ luật viên chức được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ,công chức, viên chức:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm.

- Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.

- Quyết định kỷ luật viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý theo quy định. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.

Trân trọng!

Xử lý kỷ luật đối với viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử lý kỷ luật đối với viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức quản lý vi phạm lần đầu có bị cách chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng thì có được đăng ký dự thi tuyển viên chức lại hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị khiển trách có được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng sau đó Tòa án kết luận là oan thì có được trở về vị trí cũ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật không tổ chức họp kiểm điểm trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào viên chức quản lý bị kỷ luật cách chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức kỷ luật và trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức năm 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước đó đã bị xử lý kỷ luật thì viên chức có được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức hưởng án treo thì áp dụng hình thức kỷ luật gì? Viên chức bị xử lý kỷ luật khi thực hiện những hành vi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật viên chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử lý kỷ luật đối với viên chức
Phan Vũ Hiền Mai
1,819 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào