Dự kiến: Các cơ sở chế biến khoáng sản có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đóng cửa?

Cho tôi hỏi, trong thời gian tới các cơ sở chế biến khoáng sản có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường có bị đóng cửa không?

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào đối với công nghiệp khai khoáng trong Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023 về quan điểm chỉ đại của Thủ tướng chính phủ đối với công nghiệp khai khoáng có đề cập như sau:

Phê duyệt “Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
...
4. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, tài nguyên và chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò. Khai thác phải gắn với chế biến khoáng sản nhằm tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; phải sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thu hồi tối đa khoáng sản, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia. Sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Xuất khẩu khoáng sản trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
...

Theo như chỉ đạo thì công nghiệp khai khoáng cần thực hiện dựa trên quan điểm sau:

- Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, tài nguyên và chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

- Khai thác phải gắn với chế biến khoáng sản nhằm tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao;

- Phải sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thu hồi tối đa khoáng sản, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.

- Sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Xuất khẩu khoáng sản trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thế nào đối với công nghiệp khai khoáng trong Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

Dự kiến, các cơ sở chế biến khoáng sản có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đóng cửa? (Hình từ Internet)

Dự kiến các cơ sở chế biến khoáng sản có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đóng cửa?

Căn cứ tiết a Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023 về mục tiêu đến năm 2025 đối với công nghiệp khai khoáng được quy định như sau:

Phê duyệt “Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với các nội dung như sau:
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2025
- Hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ.
- Điều tra địa chất, khoáng sản một số khu vực biển đến độ sâu 300 m nước và 1.500 m tỷ lệ 1:500.000; điều tra đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, địa động lực, tài nguyên, môi trường vùng biển ven bờ tỷ lệ 1:100.000.
- Điều tra, khoanh vùng cảnh báo tai biến trượt lở đất đá, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ.
- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đối với các khoáng sản: than, bauxit, titan - zircon, apatit, sắt, chì - kẽm, đồng, niken, thiếc, mangan, cromit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác.
- Chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường.
- Phát huy hiệu quả các nhà máy chế biến khoáng sản hiện có gắn với nguồn nguyên liệu ổn định, đầu tư mới công nghệ, cải tạo nâng cấp thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, có tính cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản theo quy hoạch gắn với nguồn nguyên liệu tập trung ổn định. Đầu tư có hiệu quả dự án khai thác, chế biến quặng crômit tại Cổ Định (Thanh Hoá); khắc phục các tồn tại Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai và có giải pháp tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả mỏ sắt Quý Xa.
...

Theo đó, đến năm 2025, nhà nước sẽ cho chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường.

Định hướng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản theo Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023 về định hướng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản được quy định như sau:

- Rà soát, khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (than, apatit, cromit, chì - kẽm, titan, bauxit, sắt laterit, đá hoa trắng, cát trắng, đất hiếm) phải trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành;

- Cân đối giữa nhu cầu sử dụng theo quy hoạch và dự trữ lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

- Hoạt động thăm dò tuân thủ theo quy hoạch, phù hợp với tiềm năng từng loại khoáng sản.

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu, năng lượng: thực hiện khai thác khoáng sản than đá theo quy định; tiếp tục thăm dò quặng urani, quặng thori ở các khu vực có tiềm năng tại Quảng Nam và một số khu vực có triển vọng khác; khuyến khích thăm dò các nguồn năng lượng từ địa nhiệt.

- Thăm dò, khai thác các khoáng sản kim loại mới.

- Tổ chức tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản không kim loại.

- Các khoáng sản nước nóng, nước khoáng: đẩy mạnh thăm dò xác định trữ lượng, chất lượng các nguồn nước khoáng, nước nóng để khai thác sử dụng có hiệu quả, hợp lý theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Đối với dầu khí: thực hiện theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Trân trọng!

Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ô nhiễm môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam được phân làm mấy loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế vào những ngày môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ cần làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm gì để khắc phục ô nhiễm môi trường đất 2024? Quy định chung về bảo vệ môi trường đất thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bụi mịn là gì? Nguyên nhân và tác hại của bụi mịn như thế nào? Ô nhiễm nghiêm trọng do bụi mịn thì áp dụng những biện pháp khẩn cấp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô nhiễm không khí ở mức nguy hại, học sinh có thể được nghỉ học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô nhiễm không khí là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất có cần phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ô nhiễm môi trường
Nguyễn Võ Linh Trang
909 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ô nhiễm môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào