Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan nào? Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam gồm những ai?
Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.
Như vậy, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.
Thông tấn xã Việt Nam có chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan nào? (Hình ảnh từ Internet)
Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 87/2022/NĐ-CP thì Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm, các dự án, đề án quan trọng của Thông tấn xã Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Đăng, phát văn kiện, thông tin chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn thông tin phổ biến và thông tin báo cáo, tham khảo bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
- Công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự; chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; phản bác, cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.
- Thu thập, biên soạn, xuất bản, in, phát hành các xuất bản phẩm và các sản phẩm thuộc các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác ở trong và ngoài nước.
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia; thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin về Việt Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức trong nước, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài; người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
- Thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin; quản lý tư liệu ảnh quốc gia và tổ chức khai thác các nguồn tư liệu này phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.
- Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước và tổ chức quản lý các doanh nghiệp do Thông tấn xã Việt Nam thành lập.
- Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án, chương trình quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp có đặc thù riêng, Thông tấn xã Việt Nam đề xuất và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính đặc thù của Thông tấn xã Việt Nam.
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thông tấn xã Việt Nam theo mục tiêu và nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ ban hành.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, số lượng viên chức và người lao động, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với viên chức, người lao động thuộc Thông tấn xã Việt Nam quản lý theo quy định.
- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công được giao ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; điều phối các nguồn tài chính giữa các đơn vị trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Lãnh đạo
1. Thông tấn xã Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
2. Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.
Như vậy, theo quy định trên, bộ máy lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam hiện nay gồm có: Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
Các vị trí này do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam.
Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?