Có phải nộp lệ phí khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam không?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam có phải nộp lệ phí không?
- Mức lệ phí phải nộp đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam là bao nhiêu?
- Hồ sơ để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam bao gồm những gì?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam có phải nộp lệ phí không?
Tại Điều 3 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí nhận nuôi con nuôi như sau:
Người nộp lệ phí
1. Công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp).
3. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Sở Tư pháp.
4. Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam tạm trú ở nước ngoài phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
6. Tổ chức con nuôi nước ngoài khi được cấp, gia hạn giấy phép hoạt động tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp).
Như vậy, trường bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam thì bạn phải nộp lệ phí đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Có phải nộp lệ phí khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Mức lệ phí phải nộp đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
...
Theo đó, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận nuôi con nuôi người Việt Nam thì bạn phải nộp lệ phí đăng ký nhận nuôi con nuôi là 9.000.000 đồng/trường hợp theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi người Việt Nam bao gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký nhận nuôi con nuôi người Việt Nam thì phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu như sau:
+) Đơn xin nhận con nuôi;
+) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
+) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
+) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
+) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
+) Phiếu lý lịch tư pháp;
+) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
+) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?