Những việc gì mà Hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để quyết định?
Hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để quyết định những việc gì?
Tại Khoản 2 Điều 38 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để quyết định:
Hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, trừ:
a) Những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc phân công cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu được quy định từ Điều 23 đến Điều 30 Điều lệ này;
b) Những vấn đề thuộc quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo quy định của Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
Hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để quyết định những việc quy định ở trên.
Những việc gì mà Hội đồng thành viên có quyền nhân danh Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để quyết định? (Hình từ Internet)
Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quyền đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt những nội dung nào?
Tại Khoản 13 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quyền đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt những nội dung sau:
Đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài và các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác có giá trị tương đương dự án nhóm A trở lên theo phân loại của Luật đầu tư công. Quyết định hoặc ủy quyền Tổng giám đốc quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Điều lệ này và các quy định của pháp luật. Việc huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài Tập đoàn, dự án đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải được thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24, 28 và 29 của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:
a) Thẩm quyền huy động vốn: Hội đồng thành viên quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tập đoàn tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con không quá ba lần vốn chủ sở hữu của Tập đoàn được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.
Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
b) Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định: Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Tập đoàn, Hội đồng thành viên quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tập đoàn tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm b khoản này, Hội đồng thành viên báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
c) Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp: Hội đồng thành viên quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tập đoàn tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm c khoản này, dự án góp vốn liên doanh của Tập đoàn với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
d) Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài: Hội đồng thành viên báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quyền đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt những nội dung trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?