Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài như thế nào? Quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài? Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài?

Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài như thế nào?

Việc thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thúy Hạnh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nợ công. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 38 Luật Quản lý nợ công 2017 thì việc thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
+ Bộ Tài chính thẩm định điều kiện được vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công 2017;
+ Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được quy định như sau:
+ Bên vay lại gửi đề nghị thẩm định cùng hồ sơ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ để thực hiện thẩm định cho vay lại;
+ Nội dung thẩm định bao gồm điều kiện được vay lại quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công 2017; năng lực tài chính của bên vay lại; phương án vay vốn, sử dụng vốn vay, doanh thu, chi phí, hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của bên vay lại; tài sản bảo đảm của bên vay lại; phương án quản lý, xử lý tài sản thế chấp; đánh giá các yếu tố phi tài chính; mức độ rủi ro, giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro;
+ Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Luật Quản lý nợ công 2017; cho ý kiến về khả năng trả nợ và đề xuất điều kiện vay lại, mức dự phòng rủi ro cho vay lại áp dụng đối với bên vay lại;
+ Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay lại.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.

Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài (Hình từ Internet)

Quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài?

Việc quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Quốc Hoàng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nợ công. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý nợ công 2017 thì việc quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Rủi ro tín dụng cho vay lại phát sinh khi bên vay lại chưa có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng cho vay lại đã ký kết.
- Việc xử lý rủi ro được xem xét theo từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của bên vay lại.
- Các biện pháp xử lý khi xảy ra rủi ro tín dụng cho vay lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Quản lý nợ công 2017.
- Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro mà bên vay lại vẫn không trả được nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.

Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài?

Phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bảo Ngọc, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nợ công. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý nợ công 2017 thì phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Phí quản lý cho vay lại được quy định như sau:
+ Phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;
+ Phí quản lý cho vay lại được sử dụng để chi phục vụ công tác cho vay, quản lý, thu hồi vốn cho vay lại của cơ quan cho vay lại.
- Dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như sau:
+ Mức dự phòng rủi ro cho vay lại được tính trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính của bên vay lại, mức độ rủi ro của từng chương trình, dự án nhưng không quá 1,5%/năm trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;
+ Trường hợp cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ. Trường hợp cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan cho vay lại;
+ Dự phòng rủi ro cho vay lại dùng để tạo nguồn trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp bên vay lại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ.

Trên đây là nội dung tư vấn về phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 18 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Rước đèn Trung thu là gì? Rước đèn trung thu 2024 ngày nào, thứ mấy? Có được sử dụng pháo hoa vào Tết Trung thu 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy mời dự Tết Trung thu đẹp, ý nghĩa năm 2024? Giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày Tết trung thu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giới thiệu về Tết Trung thu ngắn gọn mới nhất năm 2024? Đi làm thêm giờ vào Tết Trung thu thì tính lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo tổ chức chương trình Tết trung thu 2024? Người lao động có được nghỉ hưởng lương dịp Tết trung thu 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu 2024 ngày mấy? Rằm tháng 8 âm 2024 còn bao nhiêu ngày nữa?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Lời dẫn chương trình Trung thu các cấp hay nhất 2024? Quyền của học sinh trong quá trình học tập tại các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
369 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào