Trách nhiệm của người đứng đầu và công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo cơ chế một liên thông thuộc Bộ Nội vụ

Trách nhiệm của người đứng đầu, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ được pháp luật quy định như thế nào?

Trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ

Căn cứ Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 125/QĐ-BNV năm 2022 trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ như sau:

Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

Trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ

Căn cứ Điều 8 Quy chế này trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ như sau:

1. Trách nhiệm của công chức thường trực

a) Đeo Thẻ công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính;

c) Hướng dẫn tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính;

d) Phối hợp với công chức của các đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa để tiếp nhận, chuyển hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

đ) Theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;

e) Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đối với công chức đơn vị giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, công dân;

g) Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với người đứng đầu Bộ phận Một cửa để sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật, không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của Bộ Nội vụ;

h) Không được thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Quy chế này;

i) Thực hiện các chức trách, nhiệm vụ khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của công chức của các đơn vị có thủ tục hành chính cử đến làm việc tại Bộ phận Một cửa

a) Đeo Thẻ công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ;

b) Hướng dẫn tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác; trường hợp phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cần phải rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đề nghị theo nguyên tắc chỉ được yêu cầu tổ chức, công dân sửa đổi, bổ sung một lần;

c) Tiếp nhận, số hóa, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ, theo dõi việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân theo quy định; cập nhật hồ sơ đã tiếp nhận vào phần mềm quản lý và cấp mã số hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân;

d) Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với người đứng đầu Bộ phận Một cửa để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật, không khả thi hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế của Bộ;

đ) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính;

e) Không được thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Quy chế này;

g) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

Trân trọng!

Công chức
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức? Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật có được nghỉ việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyên viên chính ngành hành chính áp dụng hệ số lương bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công chức đương nhiên thôi giữ chức vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, người trúng tuyển công chức phải hoàn thiện hồ sơ trong thời gian là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Không xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức lãnh đạo cần làm gì khi kết thúc thời gian luân chuyển?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển công tác của công chức mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
497 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào