Nhiễm Covid-19 khi đang làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Trước đó, Việt Nam có ca Covid-19 thứ 116, bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW nhiễm bệnh. Và đã có trường hợp nhân viên được cử đi đào tạo, tập huấn, làm việc cũng bị nhiễm Covid-19 do tiếp xúc với vùng dịch hoặc nhân viên siêu thị điện máy nhiễm bệnh trong quá trình làm việc. Vậy một câu hỏi đặt ra: Nhiễm Covid-19 khi đang làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. 

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012).

Một trong những điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp là: "Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp" (Điều 45, Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015).

Đối với chế độ ốm đau: Theo Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Điều kiện hưởng chế độ ốm đau là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, theo quan điểm chúng tôi không phải mọi trường hợp người lao động bị nhiễm Covid-19 đều coi là tai nạn lao động, tuỳ thuộc vào tính chất công việc và hậu quả để xác định đó là tai nạn lao động hay ốm đau, hay bệnh nghề nghiệp.

Ví dụ: Nếu bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW nhiễm Covid-19 và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do nhiễm bệnh thì được xác định là bệnh nghề nghiệp. Còn trường hợp nhân viên siêu thị điện máy bị nhiễm bệnh do quá trình tiếp xúc với khách hàng thì trường hợp này sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Tai nạn lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc trong giờ nghỉ giải lao thì có được chế độ tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn lao động người sử dụng lao động chỉ được xóa bỏ hiện trường khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng mức trợ cấp phục vụ hàng tháng khi bị tai nạn lao động từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn lao động, có được hỗ trợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp tai nạn lao động do lỗi của mình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai trả trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động? Người lao động tự hủy hoại sức khỏe của mình có được trả trợ cấp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
284 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào