Kiểm nghiệm hệ thống hoàn chỉnh để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

Em hiện đang làm đề tài nghiên cứu về quy trình đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Anh chị cho em hỏi là việc kiểm nghiệm hệ thống hoàn chỉnh để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Trí Nguyễn (***@gmail.com)

Việc kiểm nghiệm hệ thống hoàn chỉnh để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được quy định tại Điều 14 Thông tư 24/2010/TT-BTNMT quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

1. Sau khi lắp đặt, đo đạc độ lệch tâm, độ lệch góc và các góc nghiêng do lắp đặt của các thiết bị trong hệ thống, việc kiểm nghiệm toàn hệ thống được thực hiện bằng cách đo chỉnh, như sau:

a) Các tham số cần thiết phải được cài đặt hoàn chỉnh cho hệ thống. Các độ lệch do lắp đặt đã được và số liệu mặt cắt tốc độ âm thanh ở khu vực đo kiểm tra phải được đưa vào hệ thống;

b) Sử dụng máy DGPS có độ chính xác mặt bằng ít nhất là ±3m;

c) Đo trong thời điểm thời tiết tốt, sóng dưới 1m để đảm bảo được việc đo sâu chất lượng và ít bị sóng lắc nhất;

d) Phải đo kiểm nghiệm ít nhất 2 cặp đường để tính số liệu trung bình;

đ) Trên tàu đo phải có ít nhất một bộ máy tính có cài đặt phần mềm xử lý số liệu kiểm nghiệm, số liệu khảo sát và các phần mềm có liên quan khác. Phần mềm này có các tính năng tính số hiệu chỉnh cho độ trễ định vị, độ lệch nghiêng dọc, độ lệch hướng la bàn, độ lệch nghiêng ngang của hệ thống còn tồn tại trong số liệu đo bằng phương pháp tính lặp, giới hạn tính phụ thuộc vào các hạn sai (định vị, đo sâu, cải chính sóng,…) được khai báo trong phần cài đặt.

2. Xác định độ trễ định vị:

a) Chọn địa hình tương đối bằng phẳng, dốc khoảng 10 - 20 độ, độ sâu dưới 100m, thiết kế đường kiểm nghiệm chạy vuông góc với các đường bình độ, hướng chạy theo hướng lên dốc. Mặt nghiêng đủ dài (500 - 1.000m) để có được mẫu tốt và cần đều, phẳng (không dốc ngang và/hoặc gập ghềnh);

b) Chạy đo 2 lần theo đường đã thiết kế với 2 tốc độ tàu khác nhau. Tốc độ tàu 2 lần chạy chênh nhau ít nhất 9km/h (xem hình 3).

Hình 3: Đồ hình chạy tàu xác định độ trễ định vị theo mặt dốc

độ trễ định vị được tính bằng công thức 

v2 là tốc độ tàu chạy nhanh;

v1 là tốc độ tàu chạy chậm;

∆x là độ lệch vị trí mặt bằng giữa hai mặt cắt âm gần thiên đế.

Nếu mặt địa hình nơi kiểm nghiệm bằng phẳng thì chạy trên một địa vật dễ nhận biết với đồ hình chạy tàu như mô tả trên hình 4.

Hình 4: Đồ hình chạy tàu xác định độ trễ định vị theo mặt bằng phẳng

3. Xác định độ lệch nghiêng dọc:

a) Chọn địa hình tương đối bằng phẳng, dốc, độ sâu dưới 100m để thiết kế đường kiểm nghiệm chạy vuông góc với các đường trình độ. Chiều dài của đường chạy tối thiểu từ 500 đến 100m;

b) Chạy đo 2 lần theo đường đã thiết kế với cùng tốc độ tàu. Hướng chạy của 2 lần chạy là ngược nhau như mô tả tại hình 5.

Hình 5: Đồ hình chạy tàu xác định độ lệch nghiêng dọc

Sau khi xác định được độ trễ, độ lệch nghiêng dọc được xác định theo công thức 

4. Xác định lệch phương vị:

Việc xác định độ lệch phương vị thực hiện như sau:

a) Chạy đo trên 2 đường kề nhau theo 2 hướng ngược nhau, cùng một tốc độ tàu và ở khu vực có địa vật rõ nét. Hai đường chạy phải có độ chồng phủ của các tia rìa (không quá 20% vệt quét) tại nơi có địa vật đó;

c) Sau khi tìm được độ dư của độ trễ và nghiêng dọc, độ lệch phương vị được xác định bằng cách đo độ dời dọc tuyến của địa vât đo được qua 2 đường chạy. Hệ thống phải được cải chính bằng các giá trị đã xác định được để tránh nhiễu do độ trễ và nghiêng dọc;

d) Độ lệch phương vị được tính bằng công thức theo mô tả tại hình 6

Hình 6: Đồ hình chạy tàu xác định độ lệch phương vị

5. Xác định độ lệch nghiêng ngang:

Việc xác định độ lệch nghiêng ngang thực hiện như sau:

a) Chạy một đường trên vùng có đáy biển bằng phẳng theo 2 chiều ngược nhau. Tốc độ 2 lần chạy không đổi;

b) Hệ thống phải được cải chính độ trễ, nghiêng dọc và phương vị đã xác định được để tránh nhiễu;

c) Độ lệch nghiêng ngang này được xác định bằng cách đo khoảng dịch theo phương đứng của các số liệu đo sâu bởi các tia rìa của các đường đo và được tính bằng công thức theo mô tả trên hình 7

Hình 7: Xác định độ lệch nghiêng ngang

Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm nghiệm hệ thống hoàn chỉnh để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2010/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào