Có hưởng trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản cùng lúc

Em đang mang bầu 5 tháng và dự sinh vào cuối tháng 12/2014. Trong thời gian làm việc tại công ty (từ tháng 10/2012), em có đóng bảo hiểm đầy đủ. Hợp đồng lao động của em sẽ kết thúc vào 31/12/2014. Tuy nhiên, do công việc quá áp lực, em muốn xin nghỉ việc từ 30/09/2014. Vậy em có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Nếu đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước khi sinh thì sau khi sinh xong, em có được hưởng chế độ thai sản nữa không ạ?

Chế độ thất nghiệp được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm thất nghiệp hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ thai sản được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản và ngược lại, nếu người lao động đủ điều kiện để hưởng hai chế độ nêu trên.
Thứ nhất: Về thủ tục đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn vì vậy khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn căn cứ vào điều 37 Bộ luật Lao động 2012 để chấm dứt đúng căn cứ và thời hạn ít nhất báo trước 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn.
Thứ hai: Về bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 3 điều kiện quy định tại điều Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, tính đến thời điểm nghỉ việc, nếu bạn có tham gia bảo hiểm thất nghiệp “đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp” và tiến hành đăng ký thất nghiệp đúng quy định thì bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ 3: Về chế độ thai sản
Điều 28 Khoản 2 Luật BHXH 2006 quy định: “2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Trường hợp bạn có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 10/2012 đến nay thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Trợ cấp thất nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp thất nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trên cổng dịch vụ công quốc gia mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 01 đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ cấp thất nghiệp có tăng theo lương cơ sở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam trở về có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn pháp lý hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp thất nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
214 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào