Biểu đồ chuyển dạ theo quy định mới nhất của Bộ Y tế?

Biểu đồ chuyển dạ là một bảng ghi lại các diễn biến của một cuộc chuyển dạ theo thời gian bằng các ký hiệu đã được quy định. Liên quan đến vấn đề trên, anh chị cho tôi hỏi pháp luật có quy định cụ thể gì về biểu đồ chuyển dạ không? Nếu có tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong sớm nhận được hồi đáp từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn.

Biểu đồ chuyển dạ theo quy định mới nhất của Bộ Y tế?

Biểu đồ chuyển dạ được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

1. Chỉ định.

- Tất cả các trường hợp chuyển dạ có tiên lượng đẻ được đường âm đạo (kể cả trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung hoặc ngôi mông được chỉ định cho đẻ đường âm đạo) đều được theo dõi chuyển dạ trên biểu đồ.

2. Loại trừ.

- Phẫu thuật lấy thai chủ động.

- Những trường hợp cấp cứu sản khoa cần xử trí ngay (do bệnh lý mẹ hoặc thai) hoặc cần kết thúc ngay cuộc chuyển dạ (dọa vỡ tử cung, chảy máu, thai suy cấp...).

- Những trường hợp đến cơ sở y tế cổ tử cung đã mở hết, tiên lượng cuộc đẻ sẽ diễn ra trong ít phút.

3. Thời điểm bắt đầu ghi biểu đồ chuyển dạ.

- Khi cổ tử cung mở dưới 3cm, ghi diễn biến cuộc chuyển dạ vào phiếu theo dõi trong bệnh án sản khoa, khi cổ tử cung từ 3-4 cm trở lên,bắt đầu ghi vào biểu đồ chuyển dạ, trừ các diễn biến đặc biệt không có chỗ ghi trong biểu đồ mới phải ghi trong bệnh án. Ví dụ sản phụ đột nhiên ra máu ồ ạt, ngất xỉu, co giật...và để chỉ định điều trị hoặc mời hội chẩn.

- Thời điểm bắt đầu ghi đó trên phần thủ tục của biểu đồ phải ghi đúng theo giờ và phút trong ngày nhưng khi theo dõi trên biểu đồ thì giờ đầu tiên theo dõi được làm “tròn số”.

4. Nội dung cần ghi trên biểu đồ chuyển dạ.

4.1. Tiến độ của chuyển dạ.

- Độ mở cổ tử cung.

- Độ xuống và lọt của ngôi thai.

- Cơn co tử cung.

4.2. Tình trạng của thai.

- Nhịp tim thai (đếm trong 1 phút).

- Nước ối: mầu sắc, số lượng.

- Sự chồng khớp (uốn khuôn) của đầu thai nhi.

4.3. Tình trạng của sản phụ.

- Mạch, huyết áp.

- Nhiệt độ.

- Nước tiểu: protein.

- Các thuốc đã được sử dụng.

- Lượng dịch đã được bổ sung cho mẹ.

5. Cách ghi các ký hiệu trên biểu đồ chuyển dạ.

5.1. Các ký hiệu dùng để ghi trên biểu đồ chuyển dạ.

- Ký hiệu ghi độ mở cổ tử cung được ghi bằng dấu X, nối các điểm ghi trong các lần thăm khám sau đó bằng một đường liền vạch.

- Ký hiệu ghi độ lọt của ngôi thai được ghi bằng dấu O, nối các điểm với nhau bằng đường chấm (không liền vạch).

- Các ký hiệu về nhịp tim thai, mạch, huyết áp của sản phụ giống như cách ghi thông thường (chấm để ghi nhịp tim thai, mạch mẹ và mũi tên hai đầu nhọn ghi 2 số đo huyết áp).

- Các ký hiệu khác như tình trạng ối, độ chồng khớp, cơn co tử cung... theo hướng dẫn của tài liệu đào tạo hoặc trên biểu đồ.

5.2. Pha tiềm tàng.

- Cổ tử cung dưới 3 cm và xóa chưa hết.

- Khi cổ tử cung mở > 3 cm thì phải chuyển ký hiệu ghi độ mở lúc đó ở pha tích cực, nằm trên đường báo động, tương ứng với mức chỉ độ mở của cổ tử cung lúc đó.

5.3. Pha tích cực.

- Cổ tử cung mở từ 3-10 cm và xóa hoàn toàn.

- Cổ tử cung đã mở từ 3-4 cm thì phải bắt đầu ghi độ mở cổ tử cung ở pha tích cực, trên đường báo động và ghi giờ bắt đầu ghi biểu đồ vào ô thời gian tương ứng. Các ký hiệu khác của cuộc chuyển dạ cũng ghi theo vị trí ghi về độ mở cổ tử cung đã ghi lúc ban đầu.

6. Đọc và xử trí.

6.1. Tại tuyến xã, phường

- Pha tiềm tàng: không ghi trên Biểu đồ chuyển dạ, nhưng được ghi lại trên phiếu theo dõi trong bệnh án sản khoa, thông thường không kéo dài quá 8 giờ. Nếu kéo dài trên 8 giờ, cần chuyển tuyến trên để đánh giá và xử trí.

- Pha tích cực: đường mở cổ tử cung luôn phải ở bên trái của đường báo động (mở trên 1 cm/giờ). Nếu đường mở cổ tử cung chuyển sang bên phải đường báo động (mở dưới 1cm/giờ) thì tuyến xã phải chuyển lên tuyến trên.

6.2. Tại các tuyến trên.

- Phải tìm nguyên nhân đẻ khó để xử trí.

Biểu đồ chuyển dạ theo quy định mới nhất của Bộ Y tế?

Biểu đồ chuyển dạ theo quy định mới nhất của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Trên đây là nội dung quy định về biểu đồ chuyển dạ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
06 nội dung cần bảo đảm thực hiện trong công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu dịp lễ 2 tháng 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định chuyển tuyến điều trị?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh không có thân nhân bao gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh khi chưa được Bộ Y tế ban hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tích hợp thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vào Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Thư Viện Pháp Luật
5,090 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào