Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng bị hạn chế ra sao?
Theo quy định tại Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể như sau:
- Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:
+ Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
+ Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích lai tạo để nghiên cứu khoa học;
+ Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng mới khác biệt với giống cây trồng đã được bảo hộ;
+ Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
- Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
+ Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;
+ Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.
Trên đây là nội dung tư vấn về hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?