Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy

Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Theo như tôi được biết thì lực lượng phòng cháy, chữa cháy không chỉ thực hiện công việc cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra cháy. Mà lực lượng này còn thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra các sự cố hay tai nạn khác. Chính vì thế thông qua Ngân hàng Hỏi – Đáp pháp luật, tôi muốn biết rõ hơn về lực lượng này, cụ thể là việc tổ chức hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Vậy nên, Ban biên tập vui lòng giải đáp cho tôi thắc mắc sau: Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Quang Đạt (dat***@gmail.com)

Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy được quy định tại Điều 12 Thông tư 65/2013/TT-BCA hướng dẫn Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới (trừ máy bay cứu nạn, cứu hộ) và phương tiện cứu nạn, cứu hộ thông dụng, thiết bị, dụng cụ kèm theo khi đưa vào thường trực cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ và xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải được kiểm định, có giấy phép lưu hành còn hiệu lực và phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ.

b) Động cơ của phương tiện phải nổ được ngay sau khi đề khởi động không quá 03 lần; động cơ phải chạy đều ở các tốc độ khác nhau, máy chạy không có tiếng kêu bất thường. Đồng hồ báo áp lực dầu, nhiệt độ nước, tốc độ vòng quay, áp lực hơi hoạt động bình thường. Các ống dẫn xăng, dầu, nước không bị hả, rò rỉ, dầu bôi trơn đúng mức quy định, máy không nóng quá 90°C; xăng, dầu (nhiên liệu) luôn đảm bảo 80% dung tích thùng chứa trở lên.

2. Đối với xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ các tính năng tác dụng theo thiết kế chế tạo và bố trí các trang thiết bị để phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo hoạt động và đủ số lượng trang bị theo quy định.

3. Đối với các phương tiện cứu nạn, cứu hộ và thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác như đệm, thang dây và ống cứu người, công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ thô sơ, máy nạp khí cho mặt nạ phòng độc, bàn, lều chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo chất lượng sử dụng tốt và bố trí phù hợp theo phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới để kịp thời mang đi cứu nạn, cứu hộ.

Trên đây là nội dung tư vấn về trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 65/2013/TT-BCA.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào