Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền

Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Minh Mẫn. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Minh Mẫn (minhman*****@gmail.com)

Chích muối ăn vào dược liệu là một trong những phương pháp phức chế dược liệu có sử dụng phụ liệu là muối ăn trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm tăng khả năng dần thuốc tới thận, tăng cường tác dụng ích can thận, tăng tác dụng tư âm giáng hỏa, tăng tính ổn định lâu dài của dược liệu. Hoạt động chích muối ăn vào dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

a) Mục đích:

- Tăng khả năng dần thuốc tới thận, tăng cường tác dụng ích can thận, tăng tác dụng tư âm giáng hỏa;

- Giúp dược liệu có độ ổn định lâu dài.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Phun hoặc trộn đều nước muối với dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết nước muối, đảo cho thấm đều, cho dược liệu vào dụng cụ sao (chảo, nồi, máy), sao nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, đảo đều cho đến khi nhận thấy có mùi thơm, dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn, lấy ra, tãi cho nguội. Có thể sao dược liệu đến hơi vàng rồi mới phun dịch muối và tiếp tục sao đến khô;

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Đỗ trọng, Trạch tả, Phá cố chỉ, Hoàng bá, Ba kích, Thỏ ty tử...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, thơm, màu hơi vàng hoặc sẫm hơn trước, vị hơi mặn.

Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Y học cổ truyền
Hỏi đáp mới nhất về Y học cổ truyền
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thuốc y học cổ truyền là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền
Hỏi đáp pháp luật
Xin Giấy chứng nhận là lương y ở đâu đối với người được đặc cách đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong quản lý bệnh viện
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Hỏi đáp pháp luật
Lãnh đạo bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những ai?
Hỏi đáp pháp luật
Các Phòng chức năng của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm phòng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Y học cổ truyền
Thư Viện Pháp Luật
1,891 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Y học cổ truyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Y học cổ truyền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào