Cháu có được hưởng thừa kế của ông nội hay không?

Cháu có được hưởng phần di sản của ông nội thay cho cha của mình hay không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Hòa, sống tại Tánh Linh, Bình Thuận. Ông nội tôi có bốn người con trai, ba tôi mất năm 2015, nay ông nội và bà nội tôi cũng đã mất và không để lại di chúc, di sản để lại là một mảnh đất. Cho tôi hỏi nếu chia theo pháp luật thì các người con có được chia đều phần di sản hay không? Tôi có được hưởng phần di sản đáng lẽ cha tôi được hưởng nếu còn sống hay không? Mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập Thư Ký Luật.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như nhau:

Vì ông nội bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản là mảnh đất nêu trên sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015. Căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì việc phân chia di sản sẽ được tiến hành chia lần lượt cho những hàng thừa kế và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Cần lưu lý rằng những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Như vậy, theo như bạn trình bày thì ông bà nội bạn đã mất và hiện tại có ba người con, những người con của ông nội bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và di sản sẽ chia đều cho các người con. Vì cha bạn đã mất, nên căn cứ Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015 về trường hợp thừa kế thế vị, bạn sẽ được hưởng phần di sản đáng lẽ cha bạn sẽ được hưởng nếu còn sống.

Tóm lại: Khi ông nội bạn mất không để lại di chúc thì di sản sẽ chia đều cho những người chú/bác của bạn và bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề thừa kế di sản do ông nội để lại. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015.

Trân trọng! 

Hưởng thừa kế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Con nuôi có được thừa kế thế vị hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu nội có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì có được thừa kế đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con rể có được hưởng thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ vợ mất hay không? Những trường hợp nào có di chúc nhưng vẫn chia thừa kế theo pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Nếu chia di sản theo pháp luật thì tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Tòa đang giải quyết đơn ly hôn có được hưởng thừa kế của chồng không?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp sống chung như vợ chồng được hưởng thừa kế bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Bố mất không để lại di chúc thì con chưa sinh ra có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng thừa kế khi là con của vợ hai không?
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ ly thân, chưa ly hôn có được hưởng thừa kế của chồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng thừa kế
197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hưởng thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hưởng thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào