Chế độ trợ cấp đối với viên chức mắc bệnh hiểm nghèo chết

Bà Mai Thị Bình (Bắc Giang) hỏi: Bố tôi làm giáo viên cấp 3 từ năm 1980. Năm 2016 bố tôi chết do mắc bệnh hiểm nghèo, vậy ngoài chế độ tử tuất do BHXH chi trả, thì bố tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Khoản 1 Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động.

Các trường hợp viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được giải quyết thôi việc quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:

- Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

- Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 29 Luật viên chức, bao gồm:

+ Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc (HĐLV) không xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

+ Viên chức làm việc theo HĐLV xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp: Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh; Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

-  Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ, khoản 1, Điều 29 Luật Viên chức, bao gồm:

+ Viên chức làm việc theo HĐLV không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo HĐLV xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 6 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

+ Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Viên chức được giải quyết thôi việc theo một trong các trường hợp nêu trên sẽ được trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 39 của Nghị định này, theo đó trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31/12/2008 trở về trước cứ mỗi năm làm việc được tính bằng ½  tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.

Ngoài việc viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc, còn được được xác nhận thời gian có đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các trường hợp giải quyết thôi việc, hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP không có quy định chế độ trợ cấp thôi việc đối với viên chức mắc bệnh hiểm nghèo chết.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động áp dụng chung đối với người lao động có quy định tại Khoản 6, Điều 36, "người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết" thì được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 1, Điều 48.

Đồng thời, Khoản 3, Điều 240 Bộ luật Lao động 2012 quy định, "Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này".

Vì vậy, căn cứ quy định tại Bộ luật Lao động 2012 và trường hợp cụ thể để đơn vị sự nghiệp xem xét áp dụng thực hiện.

Viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức 5 năm có được chuyển công chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, viên chức chuyển sang công chức có phải sát hạch hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc khi nào? Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương của viên chức Y sĩ hạng 4 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương mới của viên chức đăng kiểm khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị tạm giam thì đơn vị có phải ra quyết định tạm đình chỉ công tác hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức quản lý hết nhiệm kỳ khi đang trong thời gian công tác ở nước ngoài có được bổ nhiệm lại hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức hộ sinh gồm những chức danh nào? Mức lương viên chức hộ sinh năm 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức
Thư Viện Pháp Luật
228 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào