Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ?

Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ.
 
Mặc dù điều luật quy định đã nhận hoặc sẽ nhận, nhưng không vì thế mà cho rằng ý định nhận hối lộ của người phạm tội có sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cho dù người phạm tội sẽ nhận của hối lộ sau khi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì người nhận hối lộ vẫn có ý định nhận của hối lộ trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
 
Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội không có ý định nhận của hối lộ thì dù họ có làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cũng không phải là nhận hối lộ. 
 
Ví dụ: Anh Trần Quốc T là cảnh sát hình sự được đơn vị phân công điều tra truy tìm thủ phạm trong vụ cướp giật dây chuyền của chị Đào Xuân L. Biết được anh T điều tra vụ án, nên chị L đến gặp anh T đặt vấn đề ' nếu tìm được sợi dây chuyền chị L sẽ biếu anh T hai triệu đồng". Nghe chị L nói vậy, anh T chỉ cười và nói: "chúng tôi sẽ làm hết khả năng để tìm được thủ phạm và sợi dây chuyền cho chị". Khi về đơn vị, anh T kể chuyện cho đơn vị nghe về việc chị L hứa sẽ thưởng 2 triệu đồng nếu ai tìm được sợi dây chuyền cho chị. 

Sau một thời gian truy tìm, anh T và tổ công tác đã bắt được thủ phạm cướp giật dây chuyền và ,ời chị L đến nhận lại. Khi đến nhận lại sợi dây chuyền, chị L kể cho chồng nghe về lời hứa với anh T, nhưng chồng chị L cho rằng anh T đòi hối lộ nên đã làm đơn tố cáo anh T. Sau khi lãnh đạo đơn vị xác minh thì thấy anh T không hề có ý định nhận hối lộ của chị L nên đơn vị đã mời vợ chồng chị L đến để giải thích. Chồng chị L xin lỗi anh T về sự nghi ngờ không có căn cứ của mình.

Tội nhận hối lộ
Hỏi đáp mới nhất về Tội nhận hối lộ
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng có thể bị kết án tử hình?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền nhận hối lộ trong vụ án hình sự được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận hối lộ bao nhiêu thì tử hình? Nộp lại tiền nhận hối lộ có được thoát án tử hình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi ích phi vật chất trong tội nhận hối lộ là gì? Trường hợp nào phạm tội nhận hối lộ sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội nhận hối lộ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội nhận hối lộ trong các trường hợp thuộc khoản 4 Điều 279 Bộ luật hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội nhận hối lộ
Thư Viện Pháp Luật
744 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội nhận hối lộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội nhận hối lộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào