Trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như thế nào?

Điều 101 BLTTDS  quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tòa án nếu quyết định áp dụng BPKCTT của tòa án gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Theo khoản 2 Điều 101 BLTTDS, tòa án sẽ phải bồi thường trong trường hợp:

Tòa án tự ra quyết định áp dụng BPKCTT,

        Tòa án áp dụng BPKCTT khác với biện pháp mà cá nhận, cơ quan, tổ chức có yêu cầu,

        Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yếu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại cho nghười bị áp dụng hoặc người thứ ba.

            Khoản 2 Điều 101 BLTTDS quy định trách nhiệm bồi thường của tòa án trong trường hợp tòa án đã áp dụng không đúng BPKCTT gây nên thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của tòa án trong việc áp dụng BPKCTT, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người bị áp dụng BPKCTT. Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 101 BLTTDS, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của tòa án khi không áp dụng đúng BPKCTT mà chưa đề cập đến trách nhiệm của tòa án trong trường hợp tòa án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT. Trong thực tế, việc tòa án không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho đương sự. Ngoài ra, theo quy định hiện nay thì nếu đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờikhông đúng nhưng Tòa án vẫn có thể áp dụng mặc dù biết đó là sai. Trong những trường hợp nêu trên nếu theo Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án lại không phải chịu một trách nhiệm gì cả. Điều này là không hợp lý, dẫn tới không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thực tế, có tình trạng một số Tòa án đã quá lạm dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện một hành vi nhất định, dẫn đến việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này một cách tùy tiện, thiếu sự cân nhắc gây sự bất bình trong nhân dân. Vì vậy, khoản 2 Điều 101 BLTTDS cần thêm một căn cứ nữa, đó là tòa án phải bồi thường thiệt hại cho người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT nếu tòa án có lỗi trong việc không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT mà gây thiệt hại

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng chấm điểm thi đua áp dụng cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi chưa có Tòa án sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền xét xử sẽ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
10 việc Thẩm phán không được làm theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Tòa án nhân dân được phân cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
266 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào