Tái phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các các cây khác chứa chất ma túy?

Tái phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các các cây khác chứa chất ma túy?

Nói chung, Bộ luật hình sự chỉ quy định tái phạm và tái phạm nguy hiểm còn khái niệm "tái phạm tội này" nhà làm luật chỉ quy định trong một số trường hợp cụ thể là yếu tố định tội hoặc yếu tố định khung hình phạt.
 
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự thì tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 192 không quy định tái phạm mà quy định rõ là tái phạm tội này (tức là tái phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy).
 
Tái phạm tội này là trường hợp đã bị kết án về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa các chất ma túy,chưa được xóa án tích là lại trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy. Nếu trước đó người phạm tội bị kết án về một tội phạm khác không phải tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy thì không phải tái phạm tội này.
 
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 192 thì người phạm tội bị phạt từ ba năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
 
Cũng như các trường hợp phạm tội khác, ngoài việc căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, không có tình tiết tăng nặng, Tòa án có thể phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới sáu tháng tù vì theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật và cũng có thể cho họ được hưởng án treo nếu đủ điều kiện quy định tài Điều 60.
 
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ, là người thuộc đối tượng nghiêm trị như: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy trong vụ án có tổ chức hoặc là người tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, thì phạt mức cao của khung hình phạt (bảy năm tù) 
 

Tái phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tái phạm
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tái phạm và tái phạm nguy hiểm?
Hỏi đáp pháp luật
Tái phạm nguy hiểm tội tàng trữ, vận chuyển , mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
Hỏi đáp pháp luật
Tội sản xuất trái phép chất ma túy tái phạm nguy hiểm
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là tái phạm nguy hiểm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản?
Hỏi đáp pháp luật
Tái phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các các cây khác chứa chất ma túy?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là tái phạm nhiều lần tội chiếm dụng trái phép tài sản?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là tái phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Hỏi đáp pháp luật
Người phạm tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm ?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về trường hợp tái phạm nguy hiểm trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tái phạm
Thư Viện Pháp Luật
310 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tái phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tái phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào