Làm sao để có thể làm giấy CMND khi khi không có hộ khẩu

Em là Nữ năm nay em 22t. Năm xưa. Ba em đi lính. Nhưng vì ba em trốn về nên đã cắt hộ khẩu ở Đồng Tháp từ lâu. Nay em lớn lên ở tp.HCM mà không có giấy tờ gì. Về quê thì gia đình bên nội em đã mất và đã sang tên hộ khẩu cho người khác. Và họ không cho em nhập hộ khẩu để làm giấy cmnd. Vậy luật sư có cách nào giúp đở em. Để em có thể có giấy cmnd được không ạ. Em không muốn cuộc đời các con em sau này thất học và mất quyền lợi con người như em. Giờ em chưa thấy ánh sáng khi e không có đủ quyền lợi công dân Việt Nam ạ. Em phải làm từng bước ra sau?

Trường hợp này của bạn để làm được CMND trước hết gia đình bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú để được cấp sổ hộ khẩu nếu đủ điều kiện theo quy định của luật cư trú hoặc nhờ nhập hộ khẩu vào gia đình người thân nào đó sau đó mượ hộ khảu của họ đi làm cmnd.
Bạn có thể tham khảo Điều 20. Luật cư trú sửa đổi năm 2013, Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương 
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; 
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; 
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; 
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình; 
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây: 
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; 
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; 
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 
 

Căn cước công dân
Hỏi đáp mới nhất về Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu Luật Căn cước năm 2023 và Dịch vụ Công trực tuyến năm 2024 huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu? Chưa đăng ký khai sinh có làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi có bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BCA về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân được sử dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ba số đầu thẻ Căn cước công dân là nơi sinh hay nơi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Số định danh có giữ nguyên khi đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ trọ có được giữ bản gốc căn cước công dân của người thuê không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng VNeID có thể thay thế Căn cước công dân được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Căn cước công dân
Thư Viện Pháp Luật
271 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào