Con nuôi phá tán tài sản, cha mẹ nuôi có được chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi ?

Ông bà H kết hôn đã lâu mà không có con nên có nhận A là trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội làm con nuôi và đã đăng ký nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy vợ chồng bà H nuôi dưỡng A như con ruột nhưng lớn lên, A lại ăn chơi đua đòi theo đám bạn xấu rồi nghiện hút ma túy. A luôn tìm mọi cách để trộm cắp tiền, tài sản của vợ chồng bà H làm cho kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Quá chán nản, ông bà muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi với A. Đề nghị cho biết nguyện vọng trên của ông bà H có được giải quyết không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như thế nào?

Điều 25 Luật Nuôi con nuôi quy định căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:

“ Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định này thì vợ chồng bà H có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa vợ chồng bà và A (thuộc trường hợp “con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi” quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Nuôi con nuôi).

Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 10 Luật Nuôi con nuôi: “Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Tại Điều 27 Luật Nuôi con nuôi quy định hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:

“1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.

4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.”

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
512 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào