Vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 03 tháng 04 năm 2014, tôi cùng ba cháu tôi là: 1. Nguyễn Văn Hội – Sinh ngày 29/02/1988 2. Nguyễn Văn Long – Sinh ngày 28/02/1990 3. Nguyễn Ngọc Đại - Sinh ngày 03/01/1995 Và một em là bạn của cháu Đại. ( Lê Minh Nhân sinh năm 1995. Địa chỉ: Bình Giang – Sa Bình – Sa Thầy – Kon Tum) Có vào quán anh Bảo gần nhà uống nước. Lúc đi cháu tôi Nguyễn Ngọc Đại có chạy bằng xe máy vào trước, tôi bước vào sau có nghe tên Kit ( Khoản chừng tuổi cháu Long và là người mới ra trại), văng những lời rất mất lịch sự bảo cháu tôi khi thấy hắn phải cúi chào không hắn hù dọa cưa chân, chặt gót,…Thoạt đầu, tôi vẫn nghĩ đó là câu nói đùa nên cười nhưng hầu như hắn không để ý. Tôi vào bàn ngồi có gọi mấy lon nước vừa lúc đó cháu Long cùng cháu Hội cũng vừa đi vào lại bàn tôi ngồi. Bàn bên cạnh tên Kit có gọi “ Đen! (tên thường gọi của Long) Mày qua đây” mày qua đây tao nói cái này”. Hắn gọi hai ba lượt nhưng cháu tôi không qua chỉ nói với lại “Có nói gì thì qua bên đây” ( Vì Long và Kit có chút mâu thuẫn cách đây khoảng một tháng. Bên gia đình chị tôi cũng đã báo công an xã đứng ra can thiệp và giải quyết giảng hòa ). - Trong khoảng thời gian đó hắn liên tiếp gây gỗ bằng những lời rất tục, vô văn hóa. Mặc dù, vợ chồng anh Bảo ( Chủ quán) đã can ngăn “Bọn bay về nghĩ đi không uống rượu nữa, bạn nó có nói gì đâu mà bay cứ gây gỗ miết vậy”. Hắn không nghe mà tiếp tục văng tục, hù dọa bằng giọng điệu của “đàn anh”. Tôi bức xúc quá có nói lại vài câu: “ Mày vừa phải thôi, bên đây anh em có nói gì mà cứ thích gây gỗ hoài vậy”. Hầu như hắn không để ý gì đến câu nói của tôi và tiếp tục chửi, lăn mạ, xúc phạm. Tôi cảm thấy mình bị lăn mạ, bị xúc phạm bởi một đứa em bằng tuổi cháu mình nên không kìm chế được; tôi đập bàn đứng lên có nói “ Mày thích đánh nhau lắm phải không?” Câu nói của tôi đúng ý gây sự của hắn nên hắn vừa lên tay xuống ngón rất thách thức. Lúc đó ba cháu tôi cũng đứng lên chạy lại và đã xảy ra xô xát. Tên Kit vẫn chống trả lại giữ dội nhưng nhắm không chống trả lại được nên đã vùng dậy bỏ chạy, chúng tôi có đuổi theo vì sợ có thể hắn nhặt đá ở hai bên lề đường chống trả lại.(Tên kit này vẫn bị thương nhẹ ở đầu khâu 3 muỗi theo lời của công an điều tra) Tôi nhìn thấy hắn có chạy vào nhà sau ông Dũng (là cậu ruột của Kit) có lấy một cây rựa ( Vì lúc này nhà sau ông Dũng điện vẫn sáng, qua ánh điện cả 4 cậu cháu tôi vẫn thấy có người trong nhà ông Dũng bước xuống nhưng không nhận ra đó là ai cả ), hắn bước ra đường bê tông nhưng không thấy hắn quay lại và chạy thẳng lên. (Ở đây tôi muốn nối sau khi vụ việc xảy ra đến sáng hôm sau nhà ông Dũng nói là không hay biết là rất vô lí vì trước đó khoảng 5 – 10 phút tôi có ra nhà tắm phơi quần áo thấy nhà ông vẫn còn điện sáng) - Sau khoảng 2 đến 3 phút, có mấy đứa em hay bạn gì của tên Kít quay lại quán lấy dép và xe cho hắn. Từ lúc đó chúng tôi không thấy hắn nữa. Tôi có ngồi ở nhà chị tôi khoảng chừng 30 phút thấy không có việc gì nên về nhà làm một số việc nhà, và hơi bất cẩn mặc dù lúc xô xác song có nghe mấy người dân ở đây nói “ Mấy đứa bay cẩn thận không bọn nó kéo xuống đấy, lúc nảy nghe nó nói 15- 20 phút nữa nó đến sang bằng nhà bạn bây đấy”. Đến khoảng 21 giờ thì tôi đi ngủ, trước khi đi ngủ tôi có cầm điện thoại định gọi cho cháu Hội “ Đóng cửa cẩn thận rồi hãy đi ngủ” nhưng chưa kịp điện thì tôi nghe tiếng đập cửa phía trước, tôi có bước ra cùng ông già tôi ở phòng bên cạnh. Bên phía ngoài tôi nhìn thấy được 3 đến 4 thanh niên trong đó tôi nhận ra được tên Kit ( Mặc dù mấy tên này có đeo khẩu trang) còn mấy tên khác hình như tôi chua gặp bao giờ hay vì do trời tối nữa, tên Kit chửi rủa thách thức và liên tiếp phá cửa. Bên trong tôi chả nghe hắn chửi gì cả. Ông già tôi không rõ sự việc nên đang lui cui mở cửa mặc dù tôi có la rất to “ Kệ bọn nó Cha cứ né qua một bên đi” vì tôi biết nhất định chúng sẽ phá cửa, như dự đoán, chúng dùng rựa hay vật gì cứng cứ thế đánh vào cửa đến khi kính vỡ, ông già tôi mới chạy vào bên trong gian thờ. Lúc này kính vỡ vụn trên sàn nhà rất nhiều. Đột nhiên tôi không thấy bọn chúng nữa, theo quán tính tự vệ tôi sợ bọn chúng biết cửa khóa nên có thể ra cửa sau để tấn công tôi, trong lúc luống cuống tôi đang nghĩ cách để giữ an toàn cho Cha tôi và tôi, thì bên ngoài tôi có nghe tiếng của chị tôi là: Huỳnh Thị Ca kêu cứu,( Theo lời Chị tôi thì thấy chúng liên tiếp chém vào người cháu tôi nên Chị kêu xin mà chúng vẫn tiếp tục tấn công, chị nhìn thấy Hội không còn khả năng tự vệ nữa và thấy tên Kít nhào tới bổ thượng vào Hội nên Chị vội ôm đầu con mình – kết quả là đã bị thương ở tay...) tôi mở cửa sau và chạy về sân trước, vừa ra tới giếng tôi nhìn thấy cháu Hội vừa chạy mà người máu me bê bét nói với tôi “ Nhỏ ơi !( Tên thường gọi của tôi) chắc chết rồi, cậu gọi xe giúp cháu với”, qua bóng điện từ bên trạm y tế tôi nhìn từ hai cánh tay của cháu tôi máu phun ra giữ dội, tôi vội hỏi: “ Trời! sao mà bị nặng quá vậy? Bọn nó đâu hết rồi, còn thằng Đen đâu?,… ( Tên thường gọi của Long)”. Tôi vội dìu Hội ra đống đất phía sau nhà vì sợ bọn chúng vẫn còn tiếp tục theo cố sát. “Chịu khó trốn ở đây một tí, tao đi kêu xe để cấp cứu”. Tôi vừa đi vừa gọi mấy người hàng xóm dậy để giúp đỡ, lúc trở lại tôi thấy Hội đã được đua ra ngoài đường Bê tông nhưng hầu như mọi người chỉ đứng bên ngoài không ai đủ bình tỉnh sơ cứu được vì vết chém ở 2 tay quá nặng, theo thông tin của mọi người tôi vội chạy ra trạm y tế thì thấy cháu Long và chị tội cũng bị rất nặng, tôi vội lấy túi bông để sơ cứu cho cháu Hội bên ngoài, chỉ nhìn cháu Long đang ôm tay máu vẫn đang chảy ra sàn nhà còn Y tá đang cố định bàn tay phải bà chị chỉ còn dính một ít da. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh chị em trong gia đình và bà con hàng xóm chị và 2 cháu tôi đã được đưa đi cấp cứu! Sau 2 ngaỳ thi mấy tên gây án này đã được công an bắt giữ, và bên giám định cũng đã có kết quả: Chị Huỳnh Thị Ca 16%, Cháu Hội 41%, Cháu Long 16%, thương tích. Điều đáng nói là cả 3 người bị hại trên là là trụ cột chính trong Gia đình.(Chồng chị chết cách đây 7 năm, 3 đứa cháu đang học PT), điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn! Qua vụ việc tôi trình bày trên, kính mong Luật sư cho những lời giải đáp sau đây để tôi cùng với Gia đình, những người chứng kiến sự việc này đủ tự tin hơn trong việc lấy lại công bằng cho Gia đình Chị tôi!, đưa những kẻ xem thường mạng sống của con người ra ánh sáng của pháp luật! 1. Kít tất nhiên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng tỉ lệ % thương tích mà hắn gây ra( theo lời chị và cháu tôi thì các vết thương điều do Kít chém) có được cộng gọp không? nếu không thì luật quy định như thế nào về trường hợp của hắn? 2. Luật quy định như thế nào về những tên đi theo hắn? 3. Trong quá trình điều tra Gia đình cậu ruột Kit có được công an lấy lời khai không? 4. Những tình tiết chúng “mang rựa, mã tấu”, “bịt khẫu trang” xông thẳng vào nhà tôi đập phá tìm người để chém, chém “bổ thượng “mặc dù Chị tôi cầu xin...có được coi là hành vi “ cố sát” không? 5. Trong trường hợp này xét về tình tiết thì tôi là người châm ngòi cho việc xô xác lần đầu dẫn đến việc trả thù của bọn chúng, nhưng những lời gây gỗ xúc phạm, lăng mạ của tên Kit có vi phạm pháp luật không? trường hợp của tôi thì pháp luật xử lý như thế nào? các cháu tôi thì sao? Bản thân tôi lần đầu tham gia với cộng đồng dân luật chắc chắn sẽ có nhiều sai sót trong quá trình soạn thảo kính mong Luật sư cùng anh em trong cộng đồng bỏ quá và cho những lời giải đáp chính xác nhất đẻ bản thân an ủi phần nào, nếu tôi nhịn đi thì mọi chuyện đã khác rồi! tại tôi “Nóng quá hóa ngu! ”
Trước hết nguyên nhân sự việc có xuất phát điểm từ trước - như anh nêu, thứ hai hành vi của người tên Kit và những người thanh niên cùng đuổi đánh chị gái và các cháu của anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội " Giết người" theo quy định tại khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự vì Kít phải ý thức được việc dùng các dụng cụ như anh nêu có thể tước đoạt tính mạng của người khác. Việc không có ai tử vong cũng có khả năng nằm ngoài ý chí của Kít.
Trường hợp thứ hai là truy cứu trách nhiệm hình sự về tội " Cổ ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự, nếu cơ quan chức năng truy cứu Kit theo tội danh này có lẽ là hơi nhẹ.
Đối với các thanh niên những người cùng thực hiện vụ việc việc Kít thì có thể bị truy cứu cùng các tội danh với Kít với vai trò là người đồng phạm.
Một vấn đề anh cũng đang rất quan tâm là việc bồi thường, khắc phục hậu quả của sự việc:
Về nguyên tắc ngoài trách nhiệm hình sự, thì Kít cùng với các bạn của mình còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại những thiệt hại đó gồm: Chi phí chữa trị, thu nhập thực tế bị mất do phải điều trị, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần.....
Bạn cũng lưu ý trong vụ việc này cũng có một phần nguyên nhân từ bạn nhưng đó không phải là yếu tố chính và hành vi trả đũa của Kít cũng được thực hiện sau khi sự việc đã chấm dứt - khi anh về nhà đi ngủ.
Điều 93, Điều 104 Bộ luật Hình sự và Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005
Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.