Chỉ dẫn địa lý có được chuyển nhượng, chuyển giao không?
Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luậtsở hữu trí tuệ ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Điều 4 khoản 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ, hay quốc gia cụ thể.
Như vậy trước hết chỉ dẫn địa lý phải là một dấu hiệu (có thể là hình ảnh hoặc bằng chữ hoặc kết hợp cả hai) nhìn thấy được, dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý thể hiện chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên, ví dụ “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Thanh Hà” (vải thiều)…
Thông thường, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, khác với các loại tài sản trí tuệ khác, Khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp quy định rõ “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng”. Theo đó, chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt và vì thế chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Điều đó có nghĩa là: Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó, bởi chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Đây chính là lý do chính hạn chế và giải thích tại sao chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.
Theo đó, nhà nước chỉ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý là chỉ đích danh một địa chỉ, một vùng miền với những đặc trưng nổi bật, riêng biệt dễ nhận biết mang tính tích cực, tính thu hút và có lợi ích đối với vùng, địa danh đó. Với bản chất để phát huy, duy trì đặc tính đặc biệt và giữ cho địa danh của mình điều kiện phát triển và thu lợi tức cộng với các ưu điểm là sự sẵn có, tính tự nhiên (văn hóa, tiếng tăm, địa hình, khí hậu…) không thể nào là đối tượng để đem ra trao đổi giữa địa phương này với địa phương khác.
Một khi chỉ dẫn địa lý được chuyển giao và đem ra quảng bá, bản chất của nó sẽ không còn được bảo đảm nguyên vẹn và không có nền tảng để chỉ dẫn địa lý phát huy được vai trò của nó đối với vùng miền sở hữu quyền đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?